Loại bom mới QUICKSINK đã được triển khai từ máy bay ném bom B-2 Spirit để tấn công một tàu hàng Monarch Countess. Theo thông tin từ Phòng Thí nghiệm Nghiên cứu Không quân (AFRL), thử nghiệm này thể hiện sự cam kết của Không quân Mỹ trong việc nâng cao khả năng tiêu diệt các mục tiêu hàng hải với độ chính xác cao. Ảnh: Bom QUICKSINK /Không quân Mỹ.Đại tá Matthew Caspers của AFRL tại Căn cứ Không quân Eglin ở Florida đã nhấn mạnh tầm quan trọng chiến lược của QUICKSINK. Theo ông Caspers, công nghệ này sẽ đảm bảo Mỹ có thể bảo vệ lợi ích của mình, giữ cho các vùng biển được mở và giành thế chủ động trên các khu vực hàng hải lớn. Đại tá AFRL cũng nhấn mạnh rằng QUICKSINK giải quyết nhu cầu cấp bách trong việc đối phó với các mối đe dọa hàng hải và duy trì tự do hàng hải toàn cầu. Ảnh: Tàu chở hàng Monarch Countess đã chìm xuống dưới nước vịnh Mexico sau khi bị trúng bom QUICKSINK/ Không quân Mỹ.Khi căng thẳng với các đối thủ lớn như Trung Quốc tiếp tục leo thang, việc phát triển QUICKSINK được xem là một cải thiện quan trọng cho kho vũ khí chống tàu của Không quân Mỹ. Với quan điểm quyết đoán của Trung Quốc về Đài Loan và khả năng xảy ra các xung đột hải quân, Không quân Mỹ hướng đến việc nâng cao khả năng của mình để đối phó với lực lượng hải quân Trung Quốc. Ảnh: Tàu chở hàng Monarch Countess đã chìm xuống dưới nước vịnh Mexico sau khi bị trúng vũ khí QUICKSINK/ Không quân Mỹ.QUICKSINK được thiết kế để thay thế hoặc bổ sung cho các loại vũ khí hiện tại hoặc tương lai, có khả năng tấn công các mục tiêu trên biển, dù là đứng yên hay đang di chuyển. Ảnh: Mô phỏng bom QUICKSINK/ AFRL.Từ năm 2021, AFRL đã bắt đầu thử nghiệm ý tưởng này và muốn vũ khí có khả năng tập trung vào các điểm cụ thể trên tàu mục tiêu, bao gồm trên nóc tàu, tại đường nước hoặc ngay dưới bề mặt nước. Ảnh: Bốn quả bom tấn công JDAM GBU-31/B được nhìn thấy trên máy bay F15-E Strike Eagle từ Phi đội thử nghiệm và đánh giá số 85 trong bức ảnh này được công bố cùng với thông báo về cuộc thử nghiệm QUICKSINK vào tháng 8/2021/ Không quân Mỹ.
Mặc dù AFRL không tiết lộ cụ thể loại vũ khí nào đã được sử dụng trong lần thử nghiệm tháng 7, một bài thử nghiệm trước đó vào năm 2022 đã sử dụng một phiên bản cải tiến của bom dẫn đường GPS GBU-31 Joint Direct Attack Munitions (JDAM) để tấn công một tàu mục tiêu. Ảnh: Bom QUICKSINK /Không quân Mỹ.
JDAM không hoạt động bằng động cơ của riêng nó, mà sử dụng cánh để điều hướng về phía mục tiêu, trong khi tốc độ của máy bay thả bom và trọng lực cung cấp vận tốc cho vũ khí. AFRL đã thay đổi nhiều thiết kế của JDAM để đảm bảo rằng bom không bị lệch hướng khi tiếp xúc với nước trước khi tấn công mục tiêu, tương tự như viên đá nảy trên mặt hồ. Ảnh: Bom GBU-31 JDAM/ Wikipedia.
Mặc dù QUICKSINK hy vọng sẽ có hiệu quả tương tự như một ngư lôi truyền thống trong việc tiêu diệt tàu, vũ khí này sẽ không di chuyển dưới mặt nước để đến mục tiêu. Các quan chức Không quân Mỹ cho rằng QUICKSINK sẽ tiết kiệm chi phí và linh hoạt hơn so với các ngư lôi nặng, và có thể được thả từ hầu hết các loại máy bay chiến đấu của lực lượng này. Ảnh: Ảnh chụp từ lần thử nghiệm QUICKSINK 2/RNRD.Trong khi đó, phòng thí nghiệm đạn dược của AFRL đang phối hợp với Hải quân Mỹ trong Chương trình Vũ khí Hàng hải để phát triển các loại vũ khí thả từ không trung có khả năng đánh chìm tàu chiến của đối phương. Ảnh: Máy bay F-15E mang bom QUICKSINK/ Không quân Mỹ.
Cuộc thử nghiệm vào tháng 7 trên vịnh Mexico là một hoạt động riêng biệt với các bài tập bắn thực tế của Hải quân trong cuộc tập trận Rim of the Pacific (RIMPAC) cùng tháng. Ảnh: Tàu mục tiêu bị tách làm đôi sau khi JDAM tấn công/ YouTube.
Cuộc tập trận RIMPAC 2024 bao gồm việc đánh chìm hai tàu đã ngừng hoạt động - tàu đổ bộ Dubuque và tàu tấn công đổ bộ Tarawa - ngoài khơi Hawaii, với sự tham gia của các máy bay và tàu từ Mỹ, Australia, Malaysia, Hà Lan và Hàn Quốc, sử dụng các vũ khí như tên lửa chống tàu tầm xa và tên lửa RGM-84 Harpoon. Ảnh: Cuộc tập trận RIMPAC 2024/ Hải quân Mỹ.
Loại bom mới QUICKSINK đã được triển khai từ máy bay ném bom B-2 Spirit để tấn công một tàu hàng Monarch Countess. Theo thông tin từ Phòng Thí nghiệm Nghiên cứu Không quân (AFRL), thử nghiệm này thể hiện sự cam kết của Không quân Mỹ trong việc nâng cao khả năng tiêu diệt các mục tiêu hàng hải với độ chính xác cao. Ảnh: Bom QUICKSINK /Không quân Mỹ.
Đại tá Matthew Caspers của AFRL tại Căn cứ Không quân Eglin ở Florida đã nhấn mạnh tầm quan trọng chiến lược của QUICKSINK. Theo ông Caspers, công nghệ này sẽ đảm bảo Mỹ có thể bảo vệ lợi ích của mình, giữ cho các vùng biển được mở và giành thế chủ động trên các khu vực hàng hải lớn. Đại tá AFRL cũng nhấn mạnh rằng QUICKSINK giải quyết nhu cầu cấp bách trong việc đối phó với các mối đe dọa hàng hải và duy trì tự do hàng hải toàn cầu. Ảnh: Tàu chở hàng Monarch Countess đã chìm xuống dưới nước vịnh Mexico sau khi bị trúng bom QUICKSINK/ Không quân Mỹ.
Khi căng thẳng với các đối thủ lớn như Trung Quốc tiếp tục leo thang, việc phát triển QUICKSINK được xem là một cải thiện quan trọng cho kho vũ khí chống tàu của Không quân Mỹ. Với quan điểm quyết đoán của Trung Quốc về Đài Loan và khả năng xảy ra các xung đột hải quân, Không quân Mỹ hướng đến việc nâng cao khả năng của mình để đối phó với lực lượng hải quân Trung Quốc. Ảnh: Tàu chở hàng Monarch Countess đã chìm xuống dưới nước vịnh Mexico sau khi bị trúng vũ khí QUICKSINK/ Không quân Mỹ.
QUICKSINK được thiết kế để thay thế hoặc bổ sung cho các loại vũ khí hiện tại hoặc tương lai, có khả năng tấn công các mục tiêu trên biển, dù là đứng yên hay đang di chuyển. Ảnh: Mô phỏng bom QUICKSINK/ AFRL.
Từ năm 2021, AFRL đã bắt đầu thử nghiệm ý tưởng này và muốn vũ khí có khả năng tập trung vào các điểm cụ thể trên tàu mục tiêu, bao gồm trên nóc tàu, tại đường nước hoặc ngay dưới bề mặt nước. Ảnh: Bốn quả bom tấn công JDAM GBU-31/B được nhìn thấy trên máy bay F15-E Strike Eagle từ Phi đội thử nghiệm và đánh giá số 85 trong bức ảnh này được công bố cùng với thông báo về cuộc thử nghiệm QUICKSINK vào tháng 8/2021/ Không quân Mỹ.
Mặc dù AFRL không tiết lộ cụ thể loại vũ khí nào đã được sử dụng trong lần thử nghiệm tháng 7, một bài thử nghiệm trước đó vào năm 2022 đã sử dụng một phiên bản cải tiến của bom dẫn đường GPS GBU-31 Joint Direct Attack Munitions (JDAM) để tấn công một tàu mục tiêu. Ảnh: Bom QUICKSINK /Không quân Mỹ.
JDAM không hoạt động bằng động cơ của riêng nó, mà sử dụng cánh để điều hướng về phía mục tiêu, trong khi tốc độ của máy bay thả bom và trọng lực cung cấp vận tốc cho vũ khí. AFRL đã thay đổi nhiều thiết kế của JDAM để đảm bảo rằng bom không bị lệch hướng khi tiếp xúc với nước trước khi tấn công mục tiêu, tương tự như viên đá nảy trên mặt hồ. Ảnh: Bom GBU-31 JDAM/ Wikipedia.
Mặc dù QUICKSINK hy vọng sẽ có hiệu quả tương tự như một ngư lôi truyền thống trong việc tiêu diệt tàu, vũ khí này sẽ không di chuyển dưới mặt nước để đến mục tiêu. Các quan chức Không quân Mỹ cho rằng QUICKSINK sẽ tiết kiệm chi phí và linh hoạt hơn so với các ngư lôi nặng, và có thể được thả từ hầu hết các loại máy bay chiến đấu của lực lượng này. Ảnh: Ảnh chụp từ lần thử nghiệm QUICKSINK 2/RNRD.
Trong khi đó, phòng thí nghiệm đạn dược của AFRL đang phối hợp với Hải quân Mỹ trong Chương trình Vũ khí Hàng hải để phát triển các loại vũ khí thả từ không trung có khả năng đánh chìm tàu chiến của đối phương. Ảnh: Máy bay F-15E mang bom QUICKSINK/ Không quân Mỹ.
Cuộc thử nghiệm vào tháng 7 trên vịnh Mexico là một hoạt động riêng biệt với các bài tập bắn thực tế của Hải quân trong cuộc tập trận Rim of the Pacific (RIMPAC) cùng tháng. Ảnh: Tàu mục tiêu bị tách làm đôi sau khi JDAM tấn công/ YouTube.
Cuộc tập trận RIMPAC 2024 bao gồm việc đánh chìm hai tàu đã ngừng hoạt động - tàu đổ bộ Dubuque và tàu tấn công đổ bộ Tarawa - ngoài khơi Hawaii, với sự tham gia của các máy bay và tàu từ Mỹ, Australia, Malaysia, Hà Lan và Hàn Quốc, sử dụng các vũ khí như tên lửa chống tàu tầm xa và tên lửa RGM-84 Harpoon. Ảnh: Cuộc tập trận RIMPAC 2024/ Hải quân Mỹ.