Lực lượng không quân vùng lãnh thổ Đài Loan (ROCAF), đã đưa vào biên chế phi đội tiêm kích F-16V Fighting Falcon “thế hệ 4+” đầu tiên, được nâng cấp từ số F-16A Block 20 của ROCAF.Chiến đấu cơ F-16A Block 20 là phiên bản đời đầu của máy bay chiến đấu F-16 do Lockheed Martin của Mỹ chế tạo, được đưa vào biên chế từ cuối thập niên 1970 và được nâng cấp lên chuẩn F-16V.ROCAF đã nhận được chiến đấu cơ F-16 nâng cấp đầu tiên vào tháng 10/2018, việc nâng cấp do Tổng công ty Phát triển Công nghiệp Hàng không Vũ trụ (AIDC) thuộc sở hữu nhà nước của Đài Loan thực hiện, với vật liệu và công nghệ do nhà sản xuất vũ khí Lockheed Martin của Mỹ cung cấp.Song song với việc nâng cấp, Đài Loan cũng đã phát triển các cơ sở bảo dưỡng và nâng cấp cho số máy bay chiến đấu F-16 trong biên chế của ROCAF, ngay tại Đài Loan; thay vì phải đưa sang Mỹ nâng cấp và sửa chữa.Chương trình nâng cấp phi đội 143 chiếc tiêm kích F-16A/B lên chuẩn F-16V, được gọi là “Phượng Hoàng Trỗi Dậy”, sẽ tốn khoảng 5,3 tỷ USD và sẽ được hoàn thành trong 6 năm tới. Những chiếc F-16V sau khi nâng cấp, đủ sức đối phó với những chiến đấu cơ mạnh nhất của Trung Quốc hiện nay.Những nâng cấp chủ yếu của F-16V bao gồm, lắp radar mới của Northrop Grumman; máy tính mới, hệ thống tác chiến điện tử cải tiến cùng hệ thống điện tử hàng không hiện đại và khả năng tích hợp vũ khí dẫn đường chính xác.Đài Loan đã mua 150 chiếc F-16 A/B của Mỹ từ những năm 1990; hiện nay phiên bản F-16A đã bị loại biên ở các quốc gia khai thác chúng như Israel, Ai Cập và Mỹ; hiện chỉ còn Đài Loan, Pakistan và Venezuela vẫn còn sử dụng phiên bản này.Mặc dù F-16A/B đã bị các chuyên gia ở Mỹ và các quốc gia đồng minh cũng sử dụng loại máy bay này cho là lạc hậu, nhưng Đài Loan dự kiến sẽ vẫn phải phụ thuộc nhiều hơn vào số máy bay chiến đấu F-16 trong những thập kỷ tới.Nỗ lực của Đài Loan nhằm mua chiến đấu cơ tàng hình F-35 đã thất bại do Mỹ lo ngại, việc bán những công nghệ quân sự hiện đại nhất của Mỹ cho Đài Loan, sẽ dẫn đến việc các công nghệ của họ, bị mất do hoạt động gián điệp từ Trung Quốc.Mỹ chỉ đồng ý bán cho Đài Loan 66 máy bay chiến đấu F-16 Block 70, với trị giá hợp đồng lên tới 8,2 tỷ USD vào năm 2019, với các biến thể F-16 tiên tiến, được gọi là F-16V, do chúng có nhiều điểm tương đồng.Những chiếc F-16V mua mới của Mỹ, sẽ có yêu cầu bảo dưỡng thấp hơn và sử dụng động cơ cũng như vật liệu mới hơn những chiếc F-16A nâng cấp. Tuổi của các khung máy bay cũ hơn, được cho là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ tai nạn cao.Vào tháng 11/2020, toàn bộ số F-16 của ROCAF phải dừng bay, sau một vụ tai nạn, làm một phi công của lực lượng này mất tích. Vụ mất tích dấy lên đồn đoán do Trung Quốc đại lục chế áp điện tử; nhưng điều tra của ROCAF cho biết, máy bay bị tai nạn do trục trặc động cơ.Số F-16V mà Mỹ bán cho Đài Loan theo hợp đồng năm 2019, nhưng phải đến tận năm 2023, Đài Loan mới được nhận chiếc đầu tiên. Do vậy trong thời gian tới, những chiếc F-16V được nâng cấp theo Chương trình “Phượng Hoàng Trỗi Dậy”, sẽ là những chiến đấu cơ có năng lực nhất của ROCAF.22 chiếc F-16V hiện đại hóa của ROCAF sẽ được biên chế cho Trung đoàn không quân chiến thuật số 4, đóng tại Căn cứ Không quân Gia Nghĩa ở tây nam đảo Đài Loan. Mặc dù buổi lễ chính thức, để đưa số F-16V này vào biên chế chưa được tổ chức, nhưng chúng đã sẵn sàng cho các hoạt động chiến đấu.F-16V nâng cấp sử dụng radar quét điện tử chủ động AN/APG-83, cho phép phát hiện mục tiêu đến 268 km (ở bán cầu trước); đồng thời có khả năng sử dụng tên lửa phóng ngoài tầm nhìn AIM-120D trong tương lai.Mặc dù Chương trình “Phượng Hoàng Trỗi Dậy” đã cải thiện đáng kể khả năng số F-16 hiện có của ROCAF, nhưng F-16V vẫn bị lực lượng không quân của PLA áp đảo về số lượng như J-10/11/16 và Su-35; thậm chí là máy bay chiến đấu tàng hình J-20.Nếu Đài Loan không có F-35, khoảng cách “về chất” giữa không quân đại lục và Đài Loan, vẫn còn rộng và sẽ tiếp tục tăng nhanh. Hầu như toàn bộ Đài Loan, bao gồm cả Căn cứ Không quân Gia Nghĩa, đều nằm trong tầm khống chế của các loại tên lửa đất đối không S-400 trên đất liền Trung Quốc.Những loại tên lửa như S-400, vốn được thiết kế để vô hiệu hóa các mục tiêu nhanh hơn và thậm chí là có tính năng tàng hình như máy bay chiến đấu F-22 hoặc tên lửa siêu thanh; có nghĩa là khả năng sống sót của F-16V cũng rất thấp, mặc dù chúng được nâng cấp. Nguồn ảnh: QQ. Tiêm kích F-16 chứng tỏ khả năng tác chiến của mình khi một mình đối đầu 6 chiến đấu cơ Iraq. Nguồn: USAF.
Lực lượng không quân vùng lãnh thổ Đài Loan (ROCAF), đã đưa vào biên chế phi đội tiêm kích F-16V Fighting Falcon “thế hệ 4+” đầu tiên, được nâng cấp từ số F-16A Block 20 của ROCAF.
Chiến đấu cơ F-16A Block 20 là phiên bản đời đầu của máy bay chiến đấu F-16 do Lockheed Martin của Mỹ chế tạo, được đưa vào biên chế từ cuối thập niên 1970 và được nâng cấp lên chuẩn F-16V.
ROCAF đã nhận được chiến đấu cơ F-16 nâng cấp đầu tiên vào tháng 10/2018, việc nâng cấp do Tổng công ty Phát triển Công nghiệp Hàng không Vũ trụ (AIDC) thuộc sở hữu nhà nước của Đài Loan thực hiện, với vật liệu và công nghệ do nhà sản xuất vũ khí Lockheed Martin của Mỹ cung cấp.
Song song với việc nâng cấp, Đài Loan cũng đã phát triển các cơ sở bảo dưỡng và nâng cấp cho số máy bay chiến đấu F-16 trong biên chế của ROCAF, ngay tại Đài Loan; thay vì phải đưa sang Mỹ nâng cấp và sửa chữa.
Chương trình nâng cấp phi đội 143 chiếc tiêm kích F-16A/B lên chuẩn F-16V, được gọi là “Phượng Hoàng Trỗi Dậy”, sẽ tốn khoảng 5,3 tỷ USD và sẽ được hoàn thành trong 6 năm tới. Những chiếc F-16V sau khi nâng cấp, đủ sức đối phó với những chiến đấu cơ mạnh nhất của Trung Quốc hiện nay.
Những nâng cấp chủ yếu của F-16V bao gồm, lắp radar mới của Northrop Grumman; máy tính mới, hệ thống tác chiến điện tử cải tiến cùng hệ thống điện tử hàng không hiện đại và khả năng tích hợp vũ khí dẫn đường chính xác.
Đài Loan đã mua 150 chiếc F-16 A/B của Mỹ từ những năm 1990; hiện nay phiên bản F-16A đã bị loại biên ở các quốc gia khai thác chúng như Israel, Ai Cập và Mỹ; hiện chỉ còn Đài Loan, Pakistan và Venezuela vẫn còn sử dụng phiên bản này.
Mặc dù F-16A/B đã bị các chuyên gia ở Mỹ và các quốc gia đồng minh cũng sử dụng loại máy bay này cho là lạc hậu, nhưng Đài Loan dự kiến sẽ vẫn phải phụ thuộc nhiều hơn vào số máy bay chiến đấu F-16 trong những thập kỷ tới.
Nỗ lực của Đài Loan nhằm mua chiến đấu cơ tàng hình F-35 đã thất bại do Mỹ lo ngại, việc bán những công nghệ quân sự hiện đại nhất của Mỹ cho Đài Loan, sẽ dẫn đến việc các công nghệ của họ, bị mất do hoạt động gián điệp từ Trung Quốc.
Mỹ chỉ đồng ý bán cho Đài Loan 66 máy bay chiến đấu F-16 Block 70, với trị giá hợp đồng lên tới 8,2 tỷ USD vào năm 2019, với các biến thể F-16 tiên tiến, được gọi là F-16V, do chúng có nhiều điểm tương đồng.
Những chiếc F-16V mua mới của Mỹ, sẽ có yêu cầu bảo dưỡng thấp hơn và sử dụng động cơ cũng như vật liệu mới hơn những chiếc F-16A nâng cấp. Tuổi của các khung máy bay cũ hơn, được cho là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ tai nạn cao.
Vào tháng 11/2020, toàn bộ số F-16 của ROCAF phải dừng bay, sau một vụ tai nạn, làm một phi công của lực lượng này mất tích. Vụ mất tích dấy lên đồn đoán do Trung Quốc đại lục chế áp điện tử; nhưng điều tra của ROCAF cho biết, máy bay bị tai nạn do trục trặc động cơ.
Số F-16V mà Mỹ bán cho Đài Loan theo hợp đồng năm 2019, nhưng phải đến tận năm 2023, Đài Loan mới được nhận chiếc đầu tiên. Do vậy trong thời gian tới, những chiếc F-16V được nâng cấp theo Chương trình “Phượng Hoàng Trỗi Dậy”, sẽ là những chiến đấu cơ có năng lực nhất của ROCAF.
22 chiếc F-16V hiện đại hóa của ROCAF sẽ được biên chế cho Trung đoàn không quân chiến thuật số 4, đóng tại Căn cứ Không quân Gia Nghĩa ở tây nam đảo Đài Loan. Mặc dù buổi lễ chính thức, để đưa số F-16V này vào biên chế chưa được tổ chức, nhưng chúng đã sẵn sàng cho các hoạt động chiến đấu.
F-16V nâng cấp sử dụng radar quét điện tử chủ động AN/APG-83, cho phép phát hiện mục tiêu đến 268 km (ở bán cầu trước); đồng thời có khả năng sử dụng tên lửa phóng ngoài tầm nhìn AIM-120D trong tương lai.
Mặc dù Chương trình “Phượng Hoàng Trỗi Dậy” đã cải thiện đáng kể khả năng số F-16 hiện có của ROCAF, nhưng F-16V vẫn bị lực lượng không quân của PLA áp đảo về số lượng như J-10/11/16 và Su-35; thậm chí là máy bay chiến đấu tàng hình J-20.
Nếu Đài Loan không có F-35, khoảng cách “về chất” giữa không quân đại lục và Đài Loan, vẫn còn rộng và sẽ tiếp tục tăng nhanh. Hầu như toàn bộ Đài Loan, bao gồm cả Căn cứ Không quân Gia Nghĩa, đều nằm trong tầm khống chế của các loại tên lửa đất đối không S-400 trên đất liền Trung Quốc.
Những loại tên lửa như S-400, vốn được thiết kế để vô hiệu hóa các mục tiêu nhanh hơn và thậm chí là có tính năng tàng hình như máy bay chiến đấu F-22 hoặc tên lửa siêu thanh; có nghĩa là khả năng sống sót của F-16V cũng rất thấp, mặc dù chúng được nâng cấp. Nguồn ảnh: QQ.
Tiêm kích F-16 chứng tỏ khả năng tác chiến của mình khi một mình đối đầu 6 chiến đấu cơ Iraq. Nguồn: USAF.