Từ năm 1999 đến 2004, 144.000 con trăn Burmese đã được nhập khẩu vào Mỹ như một loài thú cưng đáng yêu. Người dân Mỹ, đặc biệt là bang Florida, hết sức thích thú với loài này trước khi nhận ra chúng là một “quái vật” ăn thịt khổng lồ có thể phát triển tới hơn 6m. Nhiều người đã thả chúng ra tự nhiên, gây nên hậu quả là có khoảng 150.000 con trăn Burmese đang lang thang khắp bang, cố gắng nuốt chửng mọi thứ, từ gấu trúc, thỏ, thú có túi ôpôt cho đến hươu và thậm chí cả cá sấu. Những năm cuối thập niên 1950, một số ngư dân đã thả vài con dê vào hệ sinh thái mỏng manh của quần đảo Galapagos. Do không có kẻ thù ở nơi đây nên đàn dê phát triển chóng mặt tới mức số dê gấp 5 lần số người. Không chỉ tàn phá hệ thực vật nơi đây, số lượng xác chết dê quá nhiều còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới vệ sinh môi trường của quần đảo. Trong một dự án xây đảo nhỏ dành riêng cho khỉ nâu tại Vườn quốc gia Florida, chủ dự án đã nhập về 6 con khỉ nâu mặt đỏ nhưng lại để chúng trốn thoát. Suốt nhiều năm trước khi bị bắt, chúng lang thang khắp nơi gây họa cho con người bởi bản tính hung hăng, sẵn sàng tấn công người. Khỉ nâu lại là vật trung gian, mang virus herpes B gây bệnh phình não vô cùng nguy hiểm. Tò mò với loài cây ngò tây khổng lồ, một số người làm vườn châu Âu và Bắc Mỹ nhập giống cây này về và nhanh chóng hối hận về việc đã làm. Không chỉ lấn át hết thực vật bản địa, nhựa của loài cây này còn hết sức nguy hiểm với con người. Nếu dính nhựa ngò tây và tiếp xúc với tia cực tím, da bạn sẽ bị bỏng nặng, phồng rộng và để lại những vết sẹo đen kinh khủng. Với mục đích ngăn chặn các loài chuột ăn trứng chim biển Jamaica, cư dân của các đảo Puerto Rico, Fiji và Hawaii đã nhập cầy mangut từ Ấn Độ về nhưng đáng buồn thay, cầy lại ăn con non của loài chim biển này khiến chúng rơi vào tình trạng bị đe dọa nghiêm trọng. Không chỉ thế, cầy mangut còn mang đến mầm mống bệnh dại và bệnh do leptospira (có thể dẫn đến tổn thương thận, viêm màng não, suy gan, suy hô hấp, và thậm chí tử vong).
Từ năm 1999 đến 2004, 144.000 con trăn Burmese đã được nhập khẩu vào Mỹ như một loài thú cưng đáng yêu.
Người dân Mỹ, đặc biệt là bang Florida, hết sức thích thú với loài này trước khi nhận ra chúng là một “quái vật” ăn thịt khổng lồ có thể phát triển tới hơn 6m.
Nhiều người đã thả chúng ra tự nhiên, gây nên hậu quả là có khoảng 150.000 con trăn Burmese đang lang thang khắp bang, cố gắng nuốt chửng mọi thứ, từ gấu trúc, thỏ, thú có túi ôpôt cho đến hươu và thậm chí cả cá sấu.
Những năm cuối thập niên 1950, một số ngư dân đã thả vài con dê vào hệ sinh thái mỏng manh của quần đảo Galapagos. Do không có kẻ thù ở nơi đây nên đàn dê phát triển chóng mặt tới mức số dê gấp 5 lần số người.
Không chỉ tàn phá hệ thực vật nơi đây, số lượng xác chết dê quá nhiều còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới vệ sinh môi trường của quần đảo.
Trong một dự án xây đảo nhỏ dành riêng cho khỉ nâu tại Vườn quốc gia Florida, chủ dự án đã nhập về 6 con khỉ nâu mặt đỏ nhưng lại để chúng trốn thoát.
Suốt nhiều năm trước khi bị bắt, chúng lang thang khắp nơi gây họa cho con người bởi bản tính hung hăng, sẵn sàng tấn công người. Khỉ nâu lại là vật trung gian, mang virus herpes B gây bệnh phình não vô cùng nguy hiểm.
Tò mò với loài cây ngò tây khổng lồ, một số người làm vườn châu Âu và Bắc Mỹ nhập giống cây này về và nhanh chóng hối hận về việc đã làm.
Không chỉ lấn át hết thực vật bản địa, nhựa của loài cây này còn hết sức nguy hiểm với con người. Nếu dính nhựa ngò tây và tiếp xúc với tia cực tím, da bạn sẽ bị bỏng nặng, phồng rộng và để lại những vết sẹo đen kinh khủng.
Với mục đích ngăn chặn các loài chuột ăn trứng chim biển Jamaica, cư dân của các đảo Puerto Rico, Fiji và Hawaii đã nhập cầy mangut từ Ấn Độ về nhưng đáng buồn thay, cầy lại ăn con non của loài chim biển này khiến chúng rơi vào tình trạng bị đe dọa nghiêm trọng.
Không chỉ thế, cầy mangut còn mang đến mầm mống bệnh dại và bệnh do leptospira (có thể dẫn đến tổn thương thận, viêm màng não, suy gan, suy hô hấp, và thậm chí tử vong).