Biến thể mới của virus SARS-CoV-2 mang tên B.1.630 - được phát hiện lần đầu tiên ở Mỹ vào đầu tháng 3/2021. Nó được phát hiện khi các chuyên gia giải trình tự gene 7.000 mẫu bệnh phẩm thu thập ở thành phố Baton Rouge.Biến chủng B.1.630 chưa được đặt tên theo chữ cái Hy Lạp như Delta, Alpha vì số lượng mẫu khi đó rất nhỏ.B.1.630 chứa đột biến E484Q, rất giống E484K được tìm thấy ở biến chủng B.1.353, và biến chủng P1.E484Q còn được gọi là "đột biến lẩn tránh", vì nó dường như "trốn" được một phần sự tấn công của hệ miễn dịch hoặc vắc xin.“Mặc dù biến thể này hiện vẫn chiếm tỷ lệ rất thấp, nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi để kịp thời phát hiện bất kỳ thay đổi nào, nhất là khi có dấu hiệu tăng số ca bệnh”, Krista Queen, Giám đốc Phòng thí nghiệm Giải trình tự và gien siêu vi EVT cho biết.Theo các chuyên gia, tình trạng đột biến xảy ra khá thường xuyên ở virus. Virus RNA, như virus gây bệnh COVID-19, dễ bị đột biến hơn do phương pháp sao chép bộ gen của chúng.Càng lây lan nhiều lần giữa các vật chủ khác nhau, thì virus sẽ liên tục tạo ra một bản sao của chính mình. Bản sao này có thể không giống bản gốc 100%, dẫn đến đột biến.Tuy nhiên, virus sẽ không có cơ hội đột biến ở những người miễn dịch với bệnh nhờ tiêm chủng. Vì vậy, tỷ lệ dân số được tiêm chủng càng cao, thì virus sẽ càng có ít cơ hội đột biến thành các dòng biến thể mới có khả năng lây truyền cao hơn hoặc có hại hơn.Đầu tháng 5, các nhà khoa học Singapore công bố nghiên cứu cho biết từ khi dịch Covid-19 bùng phát cuối năm 2019, SARS-CoV-2 đã biến đổi nhanh chóng, tạo ra nhiều biến chủng gây nguy hại cho toàn cầu.Tổng số lần nó đột biến từ khi xuất hiện là 6.600 lần, trong đó, nhiều biến chủng mới xuất hiện gây đáng lo như Delta, Alpha, Beta.Virus đột biến bất cứ khi nào có sai sót trong quá trình sao chép. Điều này có thể là kết quả của việc thêm, xóa hoặc thay đổi mã di truyền của nó.Nếu sai lầm đó làm tăng khả năng tồn tại của nó, nhiều bản sao sẽ tồn tại, thậm chí đôi khi áp đảo phiên bản gốc.Mời các bạn xem video: Hội chứng bệnh lạ ở trẻ em liên quan Covid-19. Nguồn: THĐT
Biến thể mới của virus SARS-CoV-2 mang tên B.1.630 - được phát hiện lần đầu tiên ở Mỹ vào đầu tháng 3/2021. Nó được phát hiện khi các chuyên gia giải trình tự gene 7.000 mẫu bệnh phẩm thu thập ở thành phố Baton Rouge.
Biến chủng B.1.630 chưa được đặt tên theo chữ cái Hy Lạp như Delta, Alpha vì số lượng mẫu khi đó rất nhỏ.
B.1.630 chứa đột biến E484Q, rất giống E484K được tìm thấy ở biến chủng B.1.353, và biến chủng P1.
E484Q còn được gọi là "đột biến lẩn tránh", vì nó dường như "trốn" được một phần sự tấn công của hệ miễn dịch hoặc vắc xin.
“Mặc dù biến thể này hiện vẫn chiếm tỷ lệ rất thấp, nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi để kịp thời phát hiện bất kỳ thay đổi nào, nhất là khi có dấu hiệu tăng số ca bệnh”, Krista Queen, Giám đốc Phòng thí nghiệm Giải trình tự và gien siêu vi EVT cho biết.
Theo các chuyên gia, tình trạng đột biến xảy ra khá thường xuyên ở virus. Virus RNA, như virus gây bệnh COVID-19, dễ bị đột biến hơn do phương pháp sao chép bộ gen của chúng.
Càng lây lan nhiều lần giữa các vật chủ khác nhau, thì virus sẽ liên tục tạo ra một bản sao của chính mình. Bản sao này có thể không giống bản gốc 100%, dẫn đến đột biến.
Tuy nhiên, virus sẽ không có cơ hội đột biến ở những người miễn dịch với bệnh nhờ tiêm chủng. Vì vậy, tỷ lệ dân số được tiêm chủng càng cao, thì virus sẽ càng có ít cơ hội đột biến thành các dòng biến thể mới có khả năng lây truyền cao hơn hoặc có hại hơn.
Đầu tháng 5, các nhà khoa học Singapore công bố nghiên cứu cho biết từ khi dịch Covid-19 bùng phát cuối năm 2019, SARS-CoV-2 đã biến đổi nhanh chóng, tạo ra nhiều biến chủng gây nguy hại cho toàn cầu.
Tổng số lần nó đột biến từ khi xuất hiện là 6.600 lần, trong đó, nhiều biến chủng mới xuất hiện gây đáng lo như Delta, Alpha, Beta.
Virus đột biến bất cứ khi nào có sai sót trong quá trình sao chép. Điều này có thể là kết quả của việc thêm, xóa hoặc thay đổi mã di truyền của nó.
Nếu sai lầm đó làm tăng khả năng tồn tại của nó, nhiều bản sao sẽ tồn tại, thậm chí đôi khi áp đảo phiên bản gốc.