Trong tác phẩm "Tam quốc diễn nghĩa" của La Quán Trung, nhiều độc giả ấn tượng với giai thoại "tam cố thảo lư" tức Lưu Bị 3 lần tới nhà tranh để mời Gia Cát Lượng xuất núi và cùng ông mưu tính đại sự. Sự việc diễn ra vào năm 207 sau công nguyên. Khi ấy, Lưu Bị 47 tuổi trong khi Gia Cát Lượng 27 tuổi.Biết Gia Cát Lượng là một nhân tài hiếm có, thông minh, túc trí đa mưu, trên thông thiên văn, dưới tường địa lý nên Lưu Bị rất cần người như vậy để trợ giúp mình. Vì vậy, Lưu Bị đã bỏ ra nhiều tâm huyết để mời được Khổng Minh xuống núi, phò tá để giúp ông xây dựng nên nhà Thục Hán sau này.Quả thật, khả năng nhìn người của Lưu Bị vô cùng chính xác. Sau khi về dưới trướng Lưu Bị, Gia Cát Lượng đã đưa ra nhiều đối sách, mưu kế tài tình giúp quân chủ của mình từng bước trở thành một trong 3 thế lực mạnh nhất thời Tam quốc.Theo các sử liệu, Lưu Bị từng nhiều lần đích thân cầm quân đánh trận. Tuy nhiên, Gia Cát Lượng không cùng quân chủ nhà Thục Hán xông pha trận mạc. Khổng Minh luôn ở hậu phương, thực hiện vai trò mưu sĩ.Chỉ sau khi Lưu Bị qua đời, Gia Cát Lượng mới bắt đầu chỉ huy, đích thân dẫn quân chinh chiến sa trường. Điều này khiến nhiều người tò mò vì sao Lưu Bị chưa từng kề vai sát cánh cùng Gia Cát Lượng trên chiến trường?Theo các nhà nghiên cứu, Lưu Bị làm như vậy không phải vì không tin tưởng Gia Cát Lượng. Vị quân chủ nhà Thục Hán từng nói có Khổng Minh phò tá cho mình giống như cá gặp nước.Đặc biệt, trước lúc lâm chung, Lưu Bị đã giao nhiệm vụ quan trọng cho Thừa tướng Gia Cát Lượng là nhờ cậy ông phò tá Lưu Thiện, giúp nhà Thục Hán đứng vững.Lưu Bị nhận thấy rõ tài năng của Gia Cát Lượng được phát huy tốt nhất là ở hậu phương. Vị quân sư này làm rất tốt việc hỗ trợ hậu cần cho quân đội. Nhờ vậy, Lưu Bị có thể yên tâm dẫn quân chinh chiến.Hậu phương có vững chắc, đầy đủ lương thực, quân nhu, vũ khí... thì Lưu Bị mới có thể dẫn dắt binh sĩ chiến đấu với tinh thần cao nhất. Từ đó, các chiến dịch quân sự sẽ có cơ hội giành được thắng lợi cao hơn.Thêm nữa, Lưu Bị biết được Gia Cát Lượng là người quá thận trọng. Nếu Khổng Minh ra chiến trường thì tính cách này không phù hợp với tình hình chiến trận luôn thay đổi đòi hỏi người cầm quân phải sáng suốt, nhanh chóng đưa ra quyết định chính xác.Mời độc giả xem video: Trung Quốc phát trực tuyến lớp học đầu tiên từ vũ trụ. Nguồn: VTV24.
Trong tác phẩm "Tam quốc diễn nghĩa" của La Quán Trung, nhiều độc giả ấn tượng với giai thoại "tam cố thảo lư" tức Lưu Bị 3 lần tới nhà tranh để mời Gia Cát Lượng xuất núi và cùng ông mưu tính đại sự. Sự việc diễn ra vào năm 207 sau công nguyên. Khi ấy, Lưu Bị 47 tuổi trong khi Gia Cát Lượng 27 tuổi.
Biết Gia Cát Lượng là một nhân tài hiếm có, thông minh, túc trí đa mưu, trên thông thiên văn, dưới tường địa lý nên Lưu Bị rất cần người như vậy để trợ giúp mình. Vì vậy, Lưu Bị đã bỏ ra nhiều tâm huyết để mời được Khổng Minh xuống núi, phò tá để giúp ông xây dựng nên nhà Thục Hán sau này.
Quả thật, khả năng nhìn người của Lưu Bị vô cùng chính xác. Sau khi về dưới trướng Lưu Bị, Gia Cát Lượng đã đưa ra nhiều đối sách, mưu kế tài tình giúp quân chủ của mình từng bước trở thành một trong 3 thế lực mạnh nhất thời Tam quốc.
Theo các sử liệu, Lưu Bị từng nhiều lần đích thân cầm quân đánh trận. Tuy nhiên, Gia Cát Lượng không cùng quân chủ nhà Thục Hán xông pha trận mạc. Khổng Minh luôn ở hậu phương, thực hiện vai trò mưu sĩ.
Chỉ sau khi Lưu Bị qua đời, Gia Cát Lượng mới bắt đầu chỉ huy, đích thân dẫn quân chinh chiến sa trường. Điều này khiến nhiều người tò mò vì sao Lưu Bị chưa từng kề vai sát cánh cùng Gia Cát Lượng trên chiến trường?
Theo các nhà nghiên cứu, Lưu Bị làm như vậy không phải vì không tin tưởng Gia Cát Lượng. Vị quân chủ nhà Thục Hán từng nói có Khổng Minh phò tá cho mình giống như cá gặp nước.
Đặc biệt, trước lúc lâm chung, Lưu Bị đã giao nhiệm vụ quan trọng cho Thừa tướng Gia Cát Lượng là nhờ cậy ông phò tá Lưu Thiện, giúp nhà Thục Hán đứng vững.
Lưu Bị nhận thấy rõ tài năng của Gia Cát Lượng được phát huy tốt nhất là ở hậu phương. Vị quân sư này làm rất tốt việc hỗ trợ hậu cần cho quân đội. Nhờ vậy, Lưu Bị có thể yên tâm dẫn quân chinh chiến.
Hậu phương có vững chắc, đầy đủ lương thực, quân nhu, vũ khí... thì Lưu Bị mới có thể dẫn dắt binh sĩ chiến đấu với tinh thần cao nhất. Từ đó, các chiến dịch quân sự sẽ có cơ hội giành được thắng lợi cao hơn.
Thêm nữa, Lưu Bị biết được Gia Cát Lượng là người quá thận trọng. Nếu Khổng Minh ra chiến trường thì tính cách này không phù hợp với tình hình chiến trận luôn thay đổi đòi hỏi người cầm quân phải sáng suốt, nhanh chóng đưa ra quyết định chính xác.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc phát trực tuyến lớp học đầu tiên từ vũ trụ. Nguồn: VTV24.