Nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi biết thông tị về một số thị trấn trên thế giới khi ra lệnh cấm chết. Điển hình là sự kiện diễn ra năm 2012. Khi ấy, Thị trưởng thị trấn Falciano del Massico ở Italy ra lệnh cấm chết.Điều luật này được đưa ra bởi thị trấn Falciano del Massico đã hết đất trống dành cho người chết. Theo đó, người dân ở thị trấn Falciano del Massico phải tìm một nơi an nghỉ ở nơi khác cho người thân khi họ qua đời.Giống thị trấn Falciano del Massico, người dân sống ở thị trấn Sarpourenx, Pháp cũng ở trong hoàn cảnh tương tự.Thị trưởng Sarpourenx ra sắc lệnh cấm chết sau khi một tòa án Pháp từ chối kế hoạch cho phép mở rộng nghĩa trang hiện có của thị trấn.Do không thể làm trái lệnh tòa án, thị trưởng thị trấn Sarpourenx ban hành luật cấm đặc biệt trên và tuyên bố sẽ trừng phạt nghiêm khắc đối với những người vi phạm.Thị trấn Lanjaron ở Tây Ban Nha áp dụng luật cấm chết kể từ năm 1999. Thị trưởng Lanjaron đưa ra luật cấm này trong bối cảnh nghĩa trang địa phương quá đông đúc.Đặc biệt, thị trưởng của Lanjaron còn ban hành một sắc lệnh đề nghị 4.000 người dân ở Lanjaron “chăm sóc tối đa sức khỏe của mình để đừng chết trong lúc tòa thị chính thực hiện các bước cần thiết để có khu đất phù hợp xây nghĩa trang”.Sắc lệnh của thị trưởng Lanjaron không nói rõ địa điểm nghĩa trang mới đã có hay chưa hay bao giờ sẽ hoàn thành.Trong khi đó, thị trấn Longyearbyen ở Na Uy cũng ban hành luật cấm chết. Luật cấm này ra đời xuất phát từ việc thị trấn nằm trên quần đảo Svalbard - nơi nhiệt độ thường xuyên băng giá khiến xác chết không thể phân hủy.Để ngăn chặn các bệnh dịch lây lan, kể từ năm 1950, chính quyền Longyearbyen quyết định cấm mọi người chết tại đây. Vì vậy, những người sắp chết được đưa khỏi Longyearbyen đến lục địa Na Uy để sống những ngày cuối đời và mai táng tại đó.Video: Thị trấn "ma" ở Mỹ hồi sinh (nguồn: VTC1)
Nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi biết thông tị về một số thị trấn trên thế giới khi ra lệnh cấm chết. Điển hình là sự kiện diễn ra năm 2012. Khi ấy, Thị trưởng thị trấn Falciano del Massico ở Italy ra lệnh cấm chết.
Điều luật này được đưa ra bởi thị trấn Falciano del Massico đã hết đất trống dành cho người chết. Theo đó, người dân ở thị trấn Falciano del Massico phải tìm một nơi an nghỉ ở nơi khác cho người thân khi họ qua đời.
Giống thị trấn Falciano del Massico, người dân sống ở thị trấn Sarpourenx, Pháp cũng ở trong hoàn cảnh tương tự.
Thị trưởng Sarpourenx ra sắc lệnh cấm chết sau khi một tòa án Pháp từ chối kế hoạch cho phép mở rộng nghĩa trang hiện có của thị trấn.
Do không thể làm trái lệnh tòa án, thị trưởng thị trấn Sarpourenx ban hành luật cấm đặc biệt trên và tuyên bố sẽ trừng phạt nghiêm khắc đối với những người vi phạm.
Thị trấn Lanjaron ở Tây Ban Nha áp dụng luật cấm chết kể từ năm 1999. Thị trưởng Lanjaron đưa ra luật cấm này trong bối cảnh nghĩa trang địa phương quá đông đúc.
Đặc biệt, thị trưởng của Lanjaron còn ban hành một sắc lệnh đề nghị 4.000 người dân ở Lanjaron “chăm sóc tối đa sức khỏe của mình để đừng chết trong lúc tòa thị chính thực hiện các bước cần thiết để có khu đất phù hợp xây nghĩa trang”.
Sắc lệnh của thị trưởng Lanjaron không nói rõ địa điểm nghĩa trang mới đã có hay chưa hay bao giờ sẽ hoàn thành.
Trong khi đó, thị trấn Longyearbyen ở Na Uy cũng ban hành luật cấm chết. Luật cấm này ra đời xuất phát từ việc thị trấn nằm trên quần đảo Svalbard - nơi nhiệt độ thường xuyên băng giá khiến xác chết không thể phân hủy.
Để ngăn chặn các bệnh dịch lây lan, kể từ năm 1950, chính quyền Longyearbyen quyết định cấm mọi người chết tại đây. Vì vậy, những người sắp chết được đưa khỏi Longyearbyen đến lục địa Na Uy để sống những ngày cuối đời và mai táng tại đó.
Video: Thị trấn "ma" ở Mỹ hồi sinh (nguồn: VTC1)