Vào năm 1928, Tôn Điện Anh đào trộm mộ hoàng đế Càn Long và lấy đi nhiều báu vật trong đó có Cửu Long bảo kiếm. Binh khí này được coi là thanh kiếm thuộc về cõi âm.Trên thân thanh kiếm trong mộ hoàng đế Càn Long có chạm khắc hình ảnh 9 con thần long uốn lượn, tượng trưng cho hàm ý “cửu cửu quy nhất”.Tương truyền, Cửu Long bảo kiếm mang nhiều âm khí và xung quanh thân kiếm luôn tỏa ra làn sương mù kỳ bí. Do đây là thanh kiếm thuộc về cõi âm nên khi nó được dùng trên dương gian chính là đi ngược lại với quy luật.Sau khi có được Cửu Long bảo kiếm, Tôn Điện Anh đã giao nộp nó cho Đới Lạp để chuyển tới tay Tưởng Giới Thạch. Mục đích của Tôn Điện Anh là nhằm chạy tội, tránh rơi vào vòng lao lý.Kể từ đây, lời nguyền chết chóc của thanh bảo kiếm lấy ra từ mộ của hoàng đế Càn Long ứng nghiệm. Bất cứ người nào sở hữu Cửu Long bảo kiếm đều có kết cục bi thảm.Cụ thể, sau khi nhận Cửu Long bảo kiếm từ Tôn Điện Anh (trong ảnh), Đới Lạp sợ bị mất nên giao cho Mã Hán Tam cất giữ.Khi Mã Hán Tam bị quân Nhật Bản bắt giữ năm 1940 đã giao nộp thanh bảo kiếm lấy từ mộ Càn Long (trong ảnh) cho Sở Mật vụ Nhật Bản. Về sau, Cửu Long bảo kiếm rơi vào tay nữ điệp viên người Nhật có tên Kawashima.Tuy nhiên, cuối cùng Cửu Long bảo kiếm lại trở về với Đới Lạp khi Kawashima bị Quốc Dân Đảng bắt. Lời nguyền chết chóc của thanh bảo kiếm này được cho là ứng nghiệm khi lần lượt từng người sở hữu nó đều gặp nạn.Vào ngày 17/3/1946, Đới Lạp mang theo Cửu Long bảo kiếm trong chuyến bay tới Nam Kinh để gặp Tưởng Giới Thạch thì máy bay đâm vào đỉnh núi Giang Ninh. Hậu quả là máy bay bốc cháy khiến Đới Lạp thiệt mạng và thanh bảo kiếm bị cháy không còn nguyên vẹn.Trong khi đó, Mã Hán Tam bị bắn chết trên đường chạy trốn. Tôn Điện Anh - kẻ mang Cửu Long bảo kiếm ra khỏi mộ của hoàng đế Càn Long chết trong một trại tù binh của quân giải phóng. Người cuối cùng là Kawashima bị kết án tử hình.
Mời độc giả xem video: Tái hiện trận chiến lịch sử của hoàng đế Napoleon (nguồn: VTC14)
Vào năm 1928, Tôn Điện Anh đào trộm mộ hoàng đế Càn Long và lấy đi nhiều báu vật trong đó có Cửu Long bảo kiếm. Binh khí này được coi là thanh kiếm thuộc về cõi âm.
Trên thân thanh kiếm trong mộ hoàng đế Càn Long có chạm khắc hình ảnh 9 con thần long uốn lượn, tượng trưng cho hàm ý “cửu cửu quy nhất”.
Tương truyền, Cửu Long bảo kiếm mang nhiều âm khí và xung quanh thân kiếm luôn tỏa ra làn sương mù kỳ bí. Do đây là thanh kiếm thuộc về cõi âm nên khi nó được dùng trên dương gian chính là đi ngược lại với quy luật.
Sau khi có được Cửu Long bảo kiếm, Tôn Điện Anh đã giao nộp nó cho Đới Lạp để chuyển tới tay Tưởng Giới Thạch. Mục đích của Tôn Điện Anh là nhằm chạy tội, tránh rơi vào vòng lao lý.
Kể từ đây, lời nguyền chết chóc của thanh bảo kiếm lấy ra từ mộ của hoàng đế Càn Long ứng nghiệm. Bất cứ người nào sở hữu Cửu Long bảo kiếm đều có kết cục bi thảm.
Cụ thể, sau khi nhận Cửu Long bảo kiếm từ Tôn Điện Anh (trong ảnh), Đới Lạp sợ bị mất nên giao cho Mã Hán Tam cất giữ.
Khi Mã Hán Tam bị quân Nhật Bản bắt giữ năm 1940 đã giao nộp thanh bảo kiếm lấy từ mộ Càn Long (trong ảnh) cho Sở Mật vụ Nhật Bản. Về sau, Cửu Long bảo kiếm rơi vào tay nữ điệp viên người Nhật có tên Kawashima.
Tuy nhiên, cuối cùng Cửu Long bảo kiếm lại trở về với Đới Lạp khi Kawashima bị Quốc Dân Đảng bắt. Lời nguyền chết chóc của thanh bảo kiếm này được cho là ứng nghiệm khi lần lượt từng người sở hữu nó đều gặp nạn.
Vào ngày 17/3/1946, Đới Lạp mang theo Cửu Long bảo kiếm trong chuyến bay tới Nam Kinh để gặp Tưởng Giới Thạch thì máy bay đâm vào đỉnh núi Giang Ninh. Hậu quả là máy bay bốc cháy khiến Đới Lạp thiệt mạng và thanh bảo kiếm bị cháy không còn nguyên vẹn.
Trong khi đó, Mã Hán Tam bị bắn chết trên đường chạy trốn. Tôn Điện Anh - kẻ mang Cửu Long bảo kiếm ra khỏi mộ của hoàng đế Càn Long chết trong một trại tù binh của quân giải phóng. Người cuối cùng là Kawashima bị kết án tử hình.
Mời độc giả xem video: Tái hiện trận chiến lịch sử của hoàng đế Napoleon (nguồn: VTC14)