Loại thực phẩm để trong tủ lạnh gây ung thư tuyến giáp

Google News

Một số thực phẩm có thể khiến cơ thể bị ung thư tuyến giáp nên cần phòng ngừa.

Dưa muối chua: Để tránh chua, và để món dưa muối trở nên giòn ngon hơn, nhiều chị em thường lưu trữ nó trong tủ lạnh hy vọng rằng sẽ kéo dài thời gian sử dụng. Tuy nhiên, việc lưu trữ dưa muối lâu hơn sẽ làm cho muối thấm sâu vào dưa, từ đó tăng khả năng gây hại cho sức khỏe.
Ăn mặn tăng gấp đôi nguy cơ mắc ung thư dạ dày so với những người khác. Dưa muối cũng có một hàm lượng nitrit cao và khi tiếp xúc với dạ dày, nó có thể tạo ra nitrosamin, một chất gây ung thư. Đặc biệt, thói quen ăn kèm dưa hành với các món mặn giàu đạm và protein của người Việt Nam làm tăng nguy cơ này lên mức cao hơn.
Hải sản để qua đêm: Hải sản là nguồn cung cấp quan trọng của nhiều khoáng chất như kẽm, I-ốt và omega-3, rất có lợi cho sức khỏe của bệnh nhân tuyến giáp. Tuy nhiên, hạn chế ăn hải sản chỉ nên dưới 2 lần mỗi tuần. Việc ăn quá nhiều hải sản có thể dẫn đến lượng I-ốt quá lớn trong cơ thể, gây mất cân bằng hormone tuyến giáp và tăng nguy cơ mắc bệnh.
Nếu để hải sản qua đêm, nguy cơ sẽ tăng lên. Trạng thái này làm cho hải sản mất đi chất lượng, protein bị biến chất, và khi tiêu thụ sẽ gây tổn thương cho gan, thận và cả tuyến giáp.
Thịt chế biến sẵn: Thịt chế biến sẵn như thịt nguội, xúc xích, lạp xưởng… là những loại thực phẩm mà nhiều mẹ nội trợ thường mua và tích trữ trong tủ lạnh. Có nhiều người cho rằng, loại thịt này không dễ bị ôi thiu như các loại thực phẩm tươi sống khác, do đó có thể mua và để trong tủ lạnh trong thời gian tùy ý. Khi cần sử dụng, chỉ cần lấy ra và sử dụng ngay, tiện lợi và tiết kiệm thời gian.
Tuy nhiên, việc để thịt chế biến sẵn trong tủ lạnh và sử dụng trong nhiều ngày có thể tăng nguy cơ mắc ung thư cho gia đình bạn, đặc biệt là ung thư tuyến giáp.
Loai thuc pham de trong tu lanh gay ung thu tuyen giap
 Hãy để những thực phẩm có lợi cho sức khỏe vào tủ lạnh - Ảnh minh họa
5 thực phẩm "đại kỵ" với người mắc bệnh tuyến giáp tuyệt đối tránh xa
Đậu nành: Đậu nành và các thực phẩm từ đậu nành như đậu hũ, nước tương, sữa đậu nành... không tốt cho người có bướu giáp, nhân giáp. Bởi trong đậu nành có chất goitrogens cản trở sự xâm nhập của iốt vào tuyến giáp khiến cổ phình to. Chất này còn làm giảm hấp thu thuốc tuyến giáp từ ruột.
Phytoestrogen trong đậu nành có thể bắt chước tác dụng của estrogen can thiệp vào hoạt động bình thường của tuyến giáp.
Chất isoflavone trong thực phẩm này cũng có thể gây hại cho sức khỏe tuyến giáp.
Các loại rau họ cải: Như: bông cải xanh, bắp cải, súp lơ, cải xoăn, củ cải, cải ngọt... chứa nhiều chất xơ và các chất dinh dưỡng khác có thể cản trở sản xuất hormone tuyến giáp, ngăn chặn khả năng sử dụng iốt của tuyến giáp.
Tuy nhiên, người bệnh cần tiêu thụ một lượng đáng kể các loại rau họ cải để tác động đến sự hấp thụ iốt.
Nếu người bệnh được chẩn đoán mắc cả chứng suy giáp và thiếu iốt cần nấu chín các loại rau họ cải để làm giảm tác dụng của chúng đối với tuyến giáp. Mỗi ngày, người bệnh chỉ nên ăn khoảng 142 g.
Thực phẩm nhiều đường: Thực phẩm chế biến như: bánh quy, bánh ngọt, kẹo, đồ ngọt, đồ uống có đường, đồ ăn nhẹ đóng gói, có chứa đường tinh luyện gây ảnh hưởng nhiều đến bệnh tuyến giáp, lượng đường trong máu tăng cao, dẫn đến tăng cân và các bệnh lý khác.
Ngoài ra, tuyến tụy, gan cũng có thể bị tổn hại khi ăn quá nhiều đường tinh luyện.
Thay vào đó, người bệnh có thể ăn những thực phẩm lành mạnh như: trái cây, rau, protein nạc (gà không da, cá…).
Nội tạng: Người bệnh tuyến giáp nên hạn chế ăn nội tạng động vật vì chứa hàm lượng axit lipoic khá cao sẽ ảnh hưởng đến một số loại thuốc tuyến giáp trong quá trình điều trị. Nếu ăn quá nhiều, tuyến giáp dễ rối loạn.
Thực phẩm béo (bơ, thịt, đồ chiên): Chất béo có thể làm gián đoạn khả năng hấp thụ thuốc thay thế hormone tuyến giáp của cơ thể, cản trở việc sản xuất hormone tuyến giáp.
Do đó, người bệnh tuyến giáp nên loại bỏ các loại thực phẩm chiên rán, giảm lượng chất béo từ các nguồn như: bơ, sốt mayonnaise, bơ thực vật, thịt mỡ...
Để phòng tránh ung thư tuyến giáp và duy trì sức khỏe cho cả gia đình cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
Tuân thủ chế độ ăn uống khoa học: Bao gồm việc cung cấp đủ i-ốt và ưu tiên ăn nhiều rau xanh, trái cây, và thực phẩm giàu chất xơ để cung cấp đủ vitamin và dưỡng chất cho cơ thể. Đồng thời, cần bổ sung lượng i-ốt khuyến cáo trong mỗi bữa ăn.
Duy trì lối sống lành mạnh: Bao gồm việc tập thể dục thường xuyên, tuân thủ chế độ giấc ngủ đầy đủ và đúng giờ.
Hạn chế sử dụng chất kích thích: Rượu, bia và các chất kích thích khác có thể gây nhiều bệnh lý ung thư, trong đó bao gồm ung thư tuyến giáp.
Thực hiện kiểm tra ung thư định kỳ: Cần thực hiện các cuộc kiểm tra ung thư định kỳ tại các cơ sở y tế đáng tin cậy để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
Tất cả những điều này sẽ giúp gia đình bạn duy trì một sức khỏe tốt và giảm nguy cơ mắc phải các vấn đề liên quan đến ung thư tuyến giáp.
BS Nguyễn Văn Thái (Viện Y học phóng xạ và ung bướu quân đội)
BS Nguyễn Văn Thái

>> xem thêm

Bình luận(0)