Thịt lợn cung cấp đầy đủ các thành phần dinh dưỡng như đạm, béo, vitamin và muối khoáng cho cơ thể. Trong 100 gam thịt nạc chứa 19g protein, 7g mỡ, 7mg canxi, 190mg phosphor, 1.5mg sắt, 2.5mg kẽm, 341mg kali, 76mg natri, 2μg vitamin A.Thịt được xem là một trong những món ăn thông dụng nhất trong mỗi gia đình, phù hợp với mọi lứa tuổi từ trẻ em đến người già. Tuy nhiên, chuyên gia sức khỏe khuyến cáo khi mua thịt nên tránh những bộ phận cực bẩn ở lợn dưới đây.Hạch bạch huyết. Hạch bạch huyết là một phần quan trọng của hệ miễn dịch, giúp chống lại tình trạng nhiễm trùng. Quá trình hoạt động, chức năng của hạch là lọc bạch huyết và loại bỏ vi khuẩn nên có khả năng nhiều chất độc hại sẽ tích tụ bên trong.Bên cạnh đó, lợn nuôi thường được tiêm thuốc nên khả năng tồn đọng hóa chất trong hạch là rất cao.Gan lợn. Gan lợn chứa lượng lớn vitamin A, B, D cùng axit folic, nicotilic, chất đạm, sắt. Đặc biệt, lượng vitamin A trong gan lợn được đánh giá cao gấp nhiều lần trứng, sữa, thịt và cá.Tuy nhiên, gan là cơ quan chịu trách nhiệm thải độc. Nó có thể tiếp xúc với các chất độc hại. Gan cũng chứa hàm lượng cholesterol và kim loại nặng cao. Theo tính toán, mỗi ngày một người trưởng thành chỉ cần 300mg cholesterol. Trong khi đó, 100g gan lợn lại chứa đến 400mg cholesterol.Cổ lợn. Cổ lợn tuy ngắn nhưng lại là nơi liên kết với các bộ phận cơ thể khác, chứa nhiều mạch máu. Đây là lý do chủ lò mổ chọn cổ để cắt tiết.Từ vị trí này, máu sẽ chảy ra nhiều, ứ đọng lại làm “mồi” cho vi khuẩn. Vị trí hở, bẩn để lâu trong không khí càng khiến vi khuẩn có cơ hội phát triển. Điều này không hề tốt cho người ăn.Lòng lợn. Lòng lợn giòn dai, lạ miệng được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, món khoái khẩu này lại tiềm ẩn mối nguy sức khỏe. Cụ thể, lượng chất béo bão hòa và cholesterol ở lòng cao hơn so với thịt. Nếu tiêu thụ nhiều sẽ làm tăng mỡ máu có hại cho tim mạch.Mặt khác, lòng lợn là nơi tiêu hóa thức ăn nuôi cơ thể. Nó cũng là vị trí chứa chất bã của thức ăn sau tiêu hóa. Nếu không được sơ chế kỹ, nấu chín hoàn toàn, những loại vi khuẩn và ký sinh trùng này có thể xâm nhập vào cơ thể người, gieo mầm cho nhiều loại bệnh.Để chọn thịt ngon chế biến món ăn cho gia đình, bạn cần đặc biệt chú ý đến màu sắc, mùi thịt. Thịt lợn chất lượng sẽ có màu hồng nhạt đến đỏ thẫm, mùi không bị ôi thiu.Khi cắt thịt theo chiều dọc sẽ thấy được phần thịt khô ráo bên trong, cơ hơi se lại, lớp bì mềm, mỡ màu trắng trong đến hơi ngà và khi ngửi không có mùi gắt dầu.Thịt tươi mới thường có độ đàn hồi rất tốt. Vì thế khi mua hàng, bạn hãy dùng ngón tay ấn vào thịt tạo thành vết lõm nhưng không để lại dấu vết khi nhấc ngón tay ra. Lúc này khi quan sát, nếu thấy các thớ thịt đều, săn chắc, không nhũn nhão, đàn hồi tốt, không rỉ dịch, chảy nhớt thì chính là thịt lợn ngon.Đặc biệt nên chú ý đến lớp mỡ. Thịt lợn ngon sẽ có lớp mỡ dày khoảng 1,5 – 2cm. Trong đó, lớp mỡ và phần thịt nạc dính chặt với nhau. Ảnh: Internet.Mời độc giả xem video: Tác dụng thần kỳ của bắp cải với sức khỏe. Nguồn: Meovatcuocsong.
Thịt lợn cung cấp đầy đủ các thành phần dinh dưỡng như đạm, béo, vitamin và muối khoáng cho cơ thể. Trong 100 gam thịt nạc chứa 19g protein, 7g mỡ, 7mg canxi, 190mg phosphor, 1.5mg sắt, 2.5mg kẽm, 341mg kali, 76mg natri, 2μg vitamin A.
Thịt được xem là một trong những món ăn thông dụng nhất trong mỗi gia đình, phù hợp với mọi lứa tuổi từ trẻ em đến người già. Tuy nhiên, chuyên gia sức khỏe khuyến cáo khi mua thịt nên tránh những bộ phận cực bẩn ở lợn dưới đây.
Hạch bạch huyết. Hạch bạch huyết là một phần quan trọng của hệ miễn dịch, giúp chống lại tình trạng nhiễm trùng. Quá trình hoạt động, chức năng của hạch là lọc bạch huyết và loại bỏ vi khuẩn nên có khả năng nhiều chất độc hại sẽ tích tụ bên trong.
Bên cạnh đó, lợn nuôi thường được tiêm thuốc nên khả năng tồn đọng hóa chất trong hạch là rất cao.
Gan lợn. Gan lợn chứa lượng lớn vitamin A, B, D cùng axit folic, nicotilic, chất đạm, sắt. Đặc biệt, lượng vitamin A trong gan lợn được đánh giá cao gấp nhiều lần trứng, sữa, thịt và cá.
Tuy nhiên, gan là cơ quan chịu trách nhiệm thải độc. Nó có thể tiếp xúc với các chất độc hại. Gan cũng chứa hàm lượng cholesterol và kim loại nặng cao. Theo tính toán, mỗi ngày một người trưởng thành chỉ cần 300mg cholesterol. Trong khi đó, 100g gan lợn lại chứa đến 400mg cholesterol.
Cổ lợn. Cổ lợn tuy ngắn nhưng lại là nơi liên kết với các bộ phận cơ thể khác, chứa nhiều mạch máu. Đây là lý do chủ lò mổ chọn cổ để cắt tiết.
Từ vị trí này, máu sẽ chảy ra nhiều, ứ đọng lại làm “mồi” cho vi khuẩn. Vị trí hở, bẩn để lâu trong không khí càng khiến vi khuẩn có cơ hội phát triển. Điều này không hề tốt cho người ăn.
Lòng lợn. Lòng lợn giòn dai, lạ miệng được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, món khoái khẩu này lại tiềm ẩn mối nguy sức khỏe. Cụ thể, lượng chất béo bão hòa và cholesterol ở lòng cao hơn so với thịt. Nếu tiêu thụ nhiều sẽ làm tăng mỡ máu có hại cho tim mạch.
Mặt khác, lòng lợn là nơi tiêu hóa thức ăn nuôi cơ thể. Nó cũng là vị trí chứa chất bã của thức ăn sau tiêu hóa. Nếu không được sơ chế kỹ, nấu chín hoàn toàn, những loại vi khuẩn và ký sinh trùng này có thể xâm nhập vào cơ thể người, gieo mầm cho nhiều loại bệnh.
Để chọn thịt ngon chế biến món ăn cho gia đình, bạn cần đặc biệt chú ý đến màu sắc, mùi thịt. Thịt lợn chất lượng sẽ có màu hồng nhạt đến đỏ thẫm, mùi không bị ôi thiu.
Khi cắt thịt theo chiều dọc sẽ thấy được phần thịt khô ráo bên trong, cơ hơi se lại, lớp bì mềm, mỡ màu trắng trong đến hơi ngà và khi ngửi không có mùi gắt dầu.
Thịt tươi mới thường có độ đàn hồi rất tốt. Vì thế khi mua hàng, bạn hãy dùng ngón tay ấn vào thịt tạo thành vết lõm nhưng không để lại dấu vết khi nhấc ngón tay ra. Lúc này khi quan sát, nếu thấy các thớ thịt đều, săn chắc, không nhũn nhão, đàn hồi tốt, không rỉ dịch, chảy nhớt thì chính là thịt lợn ngon.
Đặc biệt nên chú ý đến lớp mỡ. Thịt lợn ngon sẽ có lớp mỡ dày khoảng 1,5 – 2cm. Trong đó, lớp mỡ và phần thịt nạc dính chặt với nhau. Ảnh: Internet.
Mời độc giả xem video: Tác dụng thần kỳ của bắp cải với sức khỏe. Nguồn: Meovatcuocsong.