Điều trị mỡ máu cực hiệu quả với cây nần nghệ

Google News

(Kiến Thức) - Theo Đông y, việc sử dụng cây nần nghệ vào điều trị mỡ máu là cực kỳ hiệu quả.

Thống kê chỉ ra rằng, bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, cao hơn cả bệnh ung thư và vượt rất xa bệnh AIDS. Thủ phạm gây bệnh tim mạch được xác định là Cholesterol dư thừa (đặc biệt là mỡ xấu LDL c).
Kết quả nghiên cứu của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia cho thấy tỷ lệ người Việt Nam có lượng Cholesterol cao là 29,1%, tỷ lệ này ở thành thị là 44,3%; lứa tuổi trung niên là 41,7%, cao niên tới 63,1%.
GSTS Phạm Gia Khải - Chủ tịch Hội Tim Mạch Việt Nam nhấn mạnh rằng trung bình cứ 2 người ở thành thị lại có 1 người thừa Cholesterol, cứ 3 người cao tuổi lại có 2 người thừa Cholesterol. Mức Cholesterol trong máu cao dẫn đến rất nhiều tác hại cho sức khỏe, đặc biệt là các vấn đề về tim mạch.
Như ta đã thấy, mỡ máu cao rất phổ biến và là nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch, cao huyết áp, nghẽn mạch, tai biến mạch máu não, loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim….
Hiện tượng mỡ máu cao 
Chúng luôn là nguy cơ tiềm ẩn gây bệnh cũng như để lại nhiều di chứng, hệ lụy cho người bệnh, cho gia đình và cho xã hội. Hậu quả sẽ rất nặng nề nếu như chúng ta xem nhẹ, thiếu thông tin, thiếu kiến thức cần thiết để có các biện pháp phòng ngừa cũng như xử lý sớm, phù hợp và kịp thời.
Quan điểm xuyên suốt và chủ đạo của ngành y tế Việt Nam nói riêng và tổ chức y tế thế giới (WHO) nói chung là phòng bệnh hơn chữa bệnh, chữa bệnh sớm và tích cực hơn chữa bệnh muộn và thụ động.
Một điều đáng lo ngại là mỡ máu cao không biểu hiện rõ ràng, hầu hết người bệnh chỉ phát hiện khi tình cờ khám sức khỏe hoặc phải nhập viện do những hậu quả nguy hiểm do bệnh gây ra, khi đó tính mạng người bệnh đã bị đe dọa và chi phí điều trị cũng tốn kém.
Hiện vẫn chưa có thuốc đặc hiệu mà chỉ nhằm hai mục tiêu: Làm hạ các thành phần lipoprotein & Làm trong huyết tương. Tây y thường dùng: + Gốc fibrat và các dẫn chất + Dẫn chất của acid Nicotinic + Nhựa trao đổi ion + Chất làm trong huyết tương. Tuy nhiên, chúng thường có tác dụng phụ, gây độc đối với gan, thận và các tác dụng không mong muốn khác khi sử dụng kéo dài. Do đó, mong muốn có được một sản phẩm an toàn, hiệu quả là một yêu cầu chính đáng của cả thầy thuốc và người bệnh.
Vì thế việc kiếm tìm một cây thuốc giúp hạ mỡ máu an toàn, hiệu quả vẫn là nỗi trăn trở đối với nền y dược học chúng ta.
Sau khi cây Nần vàng được tìm thấy và nghiên cứu kỹ lưỡng về thành phần cũng như tác dụng dược lý - lâm sàng, đạt hiệu quả tốt trên người bệnh.
Kế hoạch lâu dài, bền vững được bắt đầu từ việc bảo tồn vùng dược liệu tự nhiên, chuẩn hóa việc trồng trọt, thu hái (GACP) đến áp dụng công nghệ chiết xuất và bào chế tiên tiến (GMP) mang tới một sự lựa chọn quý giá: “Nần nghệ - Giải pháp vàng cho người mỡ máu cao”.
Cây thuốc quý nần vàng được tìm thấy như thế nào?
Đầu những năm 1970, trong lúc đi sưu tầm cây thuốc, TS Lương y Nguyễn Hoàng gặp một cụ già người Dao, cụ nói về 1 cây thuốc giúp bớt mỡ bụng, cụ già nói đã cho một số cán bộ dùng, bụng bớt to đi, còn đồng bào mình tuy bụng không to nhưng khi tay chân sưng to, đau nhức thì dùng cũng khỏi. Cụ nhấn mạnh là củ có màu vàng và rễ giống râu hùm (Nần theo tiếng dân tộc có nghĩa là râu hùm).
dieu tri mo mau cuc hieu qua voi cay nan nghe hinh anh
 Tiến sĩ - Lương y Nguyễn Hoàng với đề tài Nần nghệ.
Những năm sau đó trong các công trình khoa học đăng trên tạp chí Dược học trong nước và ở Liên xô cũ, ông đặt tên là Nần nghệ (Sau này xác định được tên khoa học là Dioscorea collettii Hook.f.).
Lúc đó, ở Liên Xô cũ đang lưu hành các chế phẩm thảo dược trị mỡ máu rất hiệu quả là Diosponin, Polisponin từ cây Dioscorea caucasica và Dioscorea nipponica, là loài thực vật rất gần gũi với cây Nần nghệ. Vì vậy, các nghiên cứu về đã được thực hiện.
Năm 1985 tại Đại học Y số 1 Xê-trê-nốp Matxcơva luận án PTS về cây Nần nghệ được bảo vệ thành công.
Trở về nước, các nghiên cứu nâng cao đã được tiến hành với sự cộng tác của cố GS Phạm Khuê - viện Lão khoa, PGS.TS Nguyễn Trung Chính và các thầy thuốc ở BV Hữu Nghị Việt Xô, GS Hoàng Kim Huyền cùng nhiều cộng sự khác; kết quả là 12/1995, thuốc Diosgin với thành phần 100% từ dịch chiết Nần vàng đã ra đời, được hội đồng nghiên cứu của ĐH Dược Hà Nội đánh giá xuất sắc.
Sử dụng trên lâm sàng cho người có rối loạn chuyển hóa Lipid, xét nghiệm sinh hóa 5 chỉ tiêu Lipoprotein trong máu cho thấy tất cả các chỉ số Lipid máu đều có xu hướng trở lại bình thường, hạ rất mạnh Lipoprotein tỷ trọng phân tử thấp (mỡ xấu - LDL c), tăng Lipoprotein tỷ trọng phân tử cao (mỡ tốt - HDL c), giúp hạ tỷ số CT/HDL c. Đặc biệt, Cholesterol toàn phần (CT) trong máu của ~100% bệnh nhân đều giảm.
Các nghiên cứu, đánh giá thành phần hóa học Saponin cũng như tác dụng dược lý - lâm sàng, là cơ sở khoa học vững chắc làm sáng tỏ cơ chế tác dụng và khẳng định hiệu quả của dịch chiết rễ cây Nần vàng.
Vậy là sau 40 năm nghiên cứu, phát triển cho thấy cây Nần vàng có 3 tác dụng chữa bệnh sau:
- Một là hạ Cholesterol dư thừa trong máu
- Hai là hạ huyết áp cho người bị huyết áp cao
- Ba là chống viêm khớp.
PV

Bình luận(0)