Trẻ loét giác mạc, trầm cảm vì thiếu kẽm

Google News

(Kiến Thức) - Khi bị thiếu kẽm trẻ thưởng bị rối loạn giấc ngủ, trằn trọc khó ngủ, hay thức giấc và khóc đêm, hay mê sảng, ám ảnh, sợ hại vô cớ.

Kẽm chiếm một lượng rất nhỏ trong cơ thể nhưng đóng vai trò rất quan trọng và cần thiết cho sức khoẻ. Là thành phần cấu tạo cũng như xúc tác, điều hoà hoạt động của trên 300 enzyme trong cơ thể: enzyme tiêu hoá, enzyme tổng hợp protein…

Là chất xúc tác không thể thiếu trong quá trình nhân bản AND, có chức năng quan trọng giúp kích thích tăng trưởng cả thể chất và tinh thần ở trẻ em, giúp tăng cảm giác ngon miệng. Bổ sung kẽm giúp cải thiện chiều cao đối với trẻ thấp lùn và tăng cân nhanh ở trẻ suy dinh dưỡng, giúp ổn định hoạt động của tế bào thần kinh, duy trì phát triển trí não, trí lực, trí nhớ và giảm lo âu căng thẳng.

 Trẻ thiếu kẽm dễ bị trầm cảm và mắc nhiều bệnh khác.

Theo bác sĩ Phan Tùng: “Khi trẻ bị thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển và chức năng của hầu hết các tế bào. Đối với thai nhi thì thai nhi sẽ phát triển chậm, dễ dị dạng".

Đối với trẻ nhỏ: Trẻ sẽ chậm tăng trưởng và chậm phát triển, còi cọc, hạn chế phát triển tầm vóc, kém phát triển trí lực, suy giảm khả năng miễn dịch, chậm phát triển giới tính.

Thiếu kẽm cũng có những ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa. Lúc nào trẻ cũng rơi vào tình trạng chán ăn, giảm ăn, không thích ăn thịt cá, buồn nôn và nôn nhiều. Trẻ bị hôi miệng, loét miệng, lưỡi dơ, tiêu hoá kém hay đi phân sống, thường xuyên thấy đau bụng, tiêu chảy và táo bón.

Không những vậy trẻ cũng rất dễ rơi vào tình trạng rối loạn giấc ngủ, trằn trọc khó ngủ, hay thức giấc và khóc đêm, hay mê sảng, ám ảnh, sợ hại vô cớ.

Trẻ bị suy nhược hay đau đầu, suy giảm trí nhớ, học tập kém và mất tập trung, thần kinh dễ bị kích thích và trầm cảm. Bên cạnh đó trẻ còn có biểu hiện sợ ánh sáng, nháy mắt, chói mắt khi ra ánh sáng, quáng gà, viêm mi mắt, khô mắt, viêm loét giác mạc khó lành.

Việc cơ thể thiếu kẽm làm giảm hầu hết các chức năng của tế bào miễn dịch bao gồm tế bào T, B và đại thực bào. Vì vậy cơ thể dễ mắc các bệnh nhiễm trùng và hay tái phát đặc biệt như cảm cúm, viêm nhiễm đường hô hấp trên (tai, mũi, họng), đường hô hấp dưới (phế quản, phổi), viêm nhiễm ở đường tiêu hoá và da.

Kẽm cũng gây ra tình trạng teo cơ, nhão và nhanh bị mỏi cơ, làm trẻ chậm phát triển chiều cao, hay đau nhức trong cơ, xương. Trẻ có biểu hiện khô da, khi bị tổn thương da lâu lành sẹo, tóc xơ cứng, móng có các đốm trắng và dễ gãy.


Vì vậy khi trẻ rơi vào một trong những trường hợp sau thì cha mẹ nên cho trẻ ăn, uống bổ sung kẽm ngay lập tức:

Với những trẻ sinh non, sơ sinh nhẹ cân. Trẻ có biểu hiện suy giảm khả năng miễn dịch.

Khi con bạn mắc phải tình trạng hay bị nhiễm trùng và tái diễn nhiều lần (đặc biệt nhiễm trùng tiêu hóa và hô hấp) thì cũng nên đưa con đi kiểm tra và có cách phù hợp để bổ sung kẽm.

Trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu calci, hay bị chấn thương, bỏng cũng phải bổ sung kẽm cho cơ thể.

Khi có biểu hiệu căng thẳng, stress, quấy đêm, khó ngủ các bệnh lý thần kinh. Các rối loạn về da, khô da, sạm da, viêm da, lão hoá da, cũng như chán ăn, chậm tiêu, không có cảm giác đói.

Thu Nguyên (St)

Bình luận(0)