Nhận định trên thể hiện qua cuộc điện đàm giữa Ngoại trưởng Mỹ
John Kerry và người đồng cấp Nga Sergey Lavrov vào hôm 22/2 sau "vụ đào tẩu" của Tổng thống Ukraine
Viktor Yanukovych.
Một công bố của Bộ Ngoại giao Mỹ về kết quả của cuộc điện đàm cho thấy, cả hai bên thống nhất giải quyết hỗn loạn chính trị ở Ukraine một cách hòa bình. Đồng thời, ông Kerry bày tỏ với ông Lavrov tầm quan trọng của hai quốc gia trong việc khuyến khích Ukraine thay đổi hiến pháp.
|
Cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine có thể khiến...
|
Trái lại, ông Lavrov lại đưa ra một quan điểm khác so với Mỹ. Nhà ngoại giao Nga này bày tỏ sự lo ngại về “các nhóm cực đoạn bất hợp pháp” từ chối đầu hàng và nhắc lại cuộc đối thoại của nguyên thủ hai nước. “Tổng thống Putin kêu gọi ông Obama sử dụng tất cả các cơ hội để kiềm chế những hành động phi pháp và ổn định tình hình bằng các biện pháp hòa bình”.
Vào tháng 12, ông Kerry đã chỉ trích Ukraine sau khi nước này từ chối ký kết thỏa thuận thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EU). Thay vào đó, trong chuyến công du lần đó của mình, ông đã tới thăm Moldova, quốc gia đã ký bản thỏa thuận đó. Trong thời gian ở thăm Moldova, vị Ngoại trưởng đã khẳng định, Mỹ sẽ không can thiệp vào chuyện của Ukraine hay bất kì nước cộng hòa từng thuộc Liên Xô nhằm tránh "một cuộc chiến tranh" không đáng có với Nga.
Còn trong tuần này, Nhà Trắng tiếp tục phát đi thông điệp nhằm trấn an dư luận. Theo đó, họ khẳng định, Nga và Mỹ không hề xảy ra cuộc
Chiến tranh Lạnh nào quanh xung đột Ukraine.
Chẳng những vậy, Tổng thống Obama cũng đưa ra quan điểm tích cực về cuộc đấu ngầm giữa Nga và Mỹ. “Cách tiếp cận của chúng tôi tới vấn đề Ukraine không phải để gây ra một cuộc chiến tranh Lạnh giữa chúng tôi với nước Nga. Mục tiêu của chúng tôi là để đảm bảo rằng, người Ukraine có thể tự mình đưa ra quyết định về chính tương lai của họ”.
Xét trên một khía cạnh, phát biểu trên của ông Obama có phần đúng. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng ở Ukraine cũng vô hình minh họa những động thái mới nhất giữa Washington và Moscow khi họ cùng cạnh tranh ảnh hưởng trên trường quốc tế. Do vậy, xét về mặt bản chất, hai cường quốc này dường như đang rượt đuổi nhau trên “một bàn cờ quyền lực”.
|
... Nga-Mỹ bên bờ vực Chiến tranh Lạnh?
|
Sự bất đồng giữa hai cường quốc này về vấn đề Ukraine không hoàn toàn so với cuộc cạnh tranh quyền lực của họ trong cuộc xung đột ở Syria. Tuy nhiên, ở cả hai trường hợp, ông Obama đều có những quyết sách nhằm đối phó lại các động thái của ông Putin. Điển hình, Washington đã cấm 20 quan chức trong chính quyền thân Nga ở Kiev xuất cảnh. Hơn nữa, họ cũng đe dọa sẽ áp dụng các biện pháp mạnh hơn nếu các lực lượng chính phủ của Ukraine tiếp tục sử dụng vũ lực đàn áp người biểu tình.
Không chỉ đối chọi nhau trên chính trường, hai cường quốc này cũng luôn “hằm hè” nhau cả ở trong lĩnh vực thể thao. Đơn cử, ông Obama chính thức thông báo không tham dự lễ khai mạc Thế vận hội mùa đông Sochi do nước chủ nhà Nga đăng cai. Chưa kể, đoàn Mỹ còn cử những vận động viên đồng tính tham dự sự kiện thể thao này bất chấp Nga trước đó ban hành luật cấm tuyên truyền đồng tính. Như vậy, đây là lần đầu tiên trong vòng hơn một thập kỷ qua một tổng thống, phó tổng thống, đệ nhất phu nhân hay cựu tổng thống Mỹ không tham dự lễ khai mạc hay bế mạc Thế vận hội.
Và sau khi Tổng thống Yanukovych và phe đối lập ký thỏa thuận chấm dứt xung đột, Mỹ lại đang cố gắng thể hiện vị thế, sức ảnh hưởng của mình ở Ukraine thông qua cách bơm tiền cứu trợ hay thậm chí đánh tiếng gửi hẳn lực lượng riêng của mình sang nước này một khi bạo lực tiếp diễn.
Động thái này được nhìn nhận là bước di chuyển đầy tham vọng của Washington trên bàn cờ quyền lực. Để giành lại vị thế của mình, Nga sẽ cần cân nhắc kĩ lưỡng từng bước đi của mình trong cuộc tranh đấu lâu dài đó.