Khủng bố ở Đông Nam Á: Được trả tiền là nổ súng?

Google News

(Kiến Thức) - Theo nhà Đông phương học người Nga Dmitry Mosyakov, các phần tử khủng bố ở Đông Nam Á đôi khi như lính đánh thuê "được trả tiền là nổ súng”.

Nhóm thánh chiến Maute còn được gọi là "Nhà nước Hồi giáo Lanao" tiếp tục giữ từ 300 đến 600 con tin trong thành phố Marawi bị bao vây ở miền nam Philippines.
Những kẻ khủng bố ở Đông Nam Á tuyên thệ trung thành với IS này đang giao chiến ác liệt chống quân đội của Tổng thống Rodrigo Duterte.
Nếu bị đuổi khỏi thành phố Marawi, chúng có thể tìm thấy nơi trú ẩn ở Indonesia. Nhà chức trách ở Jakarta lo ngại về khả năng phiến quân IS di cư sang lãnh thổ Indonesia và đã tiến hành biện pháp đề phòng thắt chặt an ninh.
Khung bo o Dong Nam A: Duoc tra tien la no sung?
Nhóm khủng bố Abu Sayyaf tuyên thệ trung thành với cái gọi là "Nhà nước Hồi giáo".  (Nguồn YouTube)  
Trong cuộc trao đổi với Sputnik, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, Australia và Châu Đại Dương trực thuộc Viện Đông phương học Nga, ông Dmitry Mosyakov đã tỏ ý nghi ngờ việc phiến quân Hồi giáo chạy khỏi Philippines có thể tìm được chỗ đứng ở Indonesia. Giáo sư Mosyakov nói: "Thực tế chúng đang bỏ chạy. Đó là dấu hiệu của sự tuyệt vọng. Quân đội của ông Duterte đang dồn chúng".
Theo giáo sư Mosyakov, nhiều khả năng cuộc chiến sẽ tiếp diễn ở Philippines, nơi đụng độ giữa chính phủ và phiến quân Hồi giáo diễn ra gần 5 thập kỷ dưới các hình thức khác nhau. Ông nói tiếp: "Tại Philippines, đó là nguồn tài trợ nước ngoài, có nguồn gốc trực tiếp từ các nước Vùng Vịnh. Khi tiền vẫn được đổ vào thì các phần tử cực đoan Philippines sẽ tiếp tục nổ súng, đôi khi như lính đánh thuê. Họ được trả tiền và họ nổ súng, chỉ có vậy".
Tuy nhiên, theo giáo sư Mosyakov, triển vọng các thế lực Hồi giáo cực đoan hoành hành ở Indonesia không lớn như ở miền nam Philippines. Ông nói tiếp: “Chắc chắn là có những người Indonesia sẵn sàng hỗ trợ IS và trở thành chiến binh tình nguyện ở Trung Đông, nhưng những tên tội phạm như vậy không phải là quá nhiều".
Chính phủ Indonesia, quốc gia Hồi giáo đông dân nhất trên thế giới (300 triệu người) đã có các biện pháp đề phòng. Indonesia chưa quên vụ tấn công khủng bố Hồi giáo lớn nhất thế kỷ XXI trên đảo Bali năm 2002 làm chết 202 người, trong đó có nhiều khách du lịch phương Tây. Năm 2016, vụ nổ do những phần tử Hồi giáo cực đoan tổ chức cũng từng làm rung chuyển thủ đô Jakarta.
Trong cuộc trao đổi với Sputnik, ông Victor Tarusin, giám đốc điều hành Hội đồng Kinh doanh Nga-ASEAN và chuyên viên Câu lạc bộ Valdai đã thừa nhận rằng tình hình ở Indonesia đang thay đổi theo hướng xấu đi: "Đã một thời chủ nghĩa cực đoan và các yếu tố Hồi giáo không tồn tại ở Indonesia, bất chấp 85% dân số theo đạo Hồi. Giờ đây có sự thay đổi. Tôi sẽ đưa ra một ví dụ: Đầu năm nay, Thị trưởng Jakarta là một tín đồ Kitô giáo đã tỏ ra gay gắt khi nói về việc sử dụng kinh Koran trong cuộc sống hàng ngày. Ông này bị công khai sỉ nhục và buộc phải từ chức”.
Minh Châu (Theo Sputnik)

>> xem thêm

Bình luận(0)