Chiến lược của Nga ở Syria: Thực dụng và hiệu quả

Google News

(Kiến Thức) - Chiến lược của Nga ở Syria được dựa trên tính thực dụng và kinh nghiệm của hai thập kỷ kể từ khi Liên Xô sụp đổ.

Đó là nhận định của  học giả Anatol Lieven - giáo sư của  Đại học Georgetown ở Qatar và là giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Hoàng gia London, do trang mạng Al Jazeera đăng tải.  
Chien luoc cua Nga o Syria: Rat thuc dung
Học giả Anatol Lieven là giáo sư của  Đại học Georgetown ở Qatar và giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Hoàng gia London.
Theo giáo sư Anatol Lieven,
cũng xuất phát từ phân tích cụ thể về tình hình Syria dựa trên sự kết hợp giữa chủ nghĩa thực dụng và kinh nghiệm hơn hai thập kỷ kể từ khi Liên Xô  sụp đổ. Theo phân tích của Nga, chiến lược xây dựng và  trang bị cho lực lượng "đối lập ôn hòa" Syria của Mỹ không có cơ hội thành công và Lầu Năm Góc cũng phải thừa nhận rằng đây là một chiến lược thất bại. Ngoài ra, nếu nhà nước ở Damascus bị lật đổ, kết quả sẽ là tình trạng vô chính phủ kéo dài và thậm chí còn tồi tệ hơn nữa, khi các nhóm cực đoan như  Nhà nước Hồi giáo IS   và al-Qaeda lên nắm quyền ở Syria.
“Gậy ông đập lưng ông”
Giáo sư Lieven cho rằng Nga đã dùng “gậy ông đập lưng ông” khi yểm trợ bằng không quân cho quân đội Syria giống hệt như phương Tây từng yểm trợ không lực cho phe đối lập Libya năm 2011, Liên minh phương Bắc ở Afghanistan năm 2001, Quân đội Giải phóng Kosovo năm 1999 và Quân đội Croatia  năm 1995.
Quyết định không kích của Moscow được đưa ra khi  các lực lượng nhà nước Syria dường như sắp sụp đổ trước  các cuộc tấn công của IS cùng các nhóm thánh chiến khác và dự đoán rằng Mỹ khó có thể ngăn chặn được chiến dịch không kích phiến quân của Nga.  
Phân tích của Nga đã được chứng minh là hoàn toàn chính xác. Điều này là do các quan chức Mỹ hiện đang phải đối mặt với  tình huống vô cùng khó xử ở Trung Đông.  Theo quan điểm của Mỹ, cùng với al-Qaeda, Nhà nước Hồi giáo IS đang như đặt ra  mối đe dọa khủng bố lớn nhất đối với  Mỹ và Châu Âu. Tại Iraq, quan điểm này đã dẫn đến việc hợp tác Mỹ-Iran trong việc hỗ trợ người Shia chống IS. Điều đó cũng đã góp phần dẫn đến thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và phương Tây.
Trong khi đó, Mỹ lại không thể liên minh với Iran, Hezbollah và quân đội Syria vì sợ hủy hoại liên minh của Mỹ với Ả-rập Xê-út,  các nước vùng Vịnh và Thổ Nhĩ Kỳ - với những hậu quả nguy hiểm đối với cuộc đấu tranh rộng lớn hơn chống lại chủ nghĩa khủng bố.
Sự đồng ý ngầm
Mỹ không có khả năng ngăn chặn chiến dịch không kích của Nga cũng bởi vì một bộ phận đáng kể của cộng đồng an ninh và tình báo ở Washington và ở các thủ đô phương Tây đồng ý với phân tích của Nga rằng phe đối lập “ôn hòa” ở Syria chỉ là một con số không tròn trĩnh. Trong bối cảnh này, việc lật đổ chính phủ  và quân đội Syria có nguy cơ để cho nước này rơi vào tay IS  và al-Qaeda.
Diễn biến tình hình ở Trung Đông đã khiến cho phân tích của phương Tây trở nên gần gũi hơn với phân tích của Nga (vốn được chia sẻ ở Bắc Kinh, Delhi và các nơi khác).  Theo phân tích này, không phải là chế độ mà là nhà nước ở Trung Đông là những thực thể mong manh hơn những gì phương Tây tưởng.  Trong nhiều trường hợp chế độ và nhà nước là một. Do đó, nếu lật đổ một chế độ “không được ưa thích”, người ta cũng phát hủy một nhà nước hiện hữu ở Trung Đông và Bắc Phi. Hậu quả của hành động lật đổ này là tạo ra tình trạng vô chính phủ và đây là mảnh đất vô cùng màu mỡ đối với chủ nghĩa khủng bố quốc tế có thể còn tồi tệ hơn nhiều so với các chế độ độc tài.
Theo quan điểm của Nga, thực tiễn ở Afghanistan kể từ năm 1992, Iraq kể từ năm 2003 và Libya kể từ năm 2011 đã chứng minh cho lập luận này.
Cũng có quan điểm cho rằng việc Mỹ  để cho Nga can thiệp quân sự vào Syria chính là để Moscow hứng tất cả các rủi ro và mất uy tín... Điều này sẽ phục vụ lợi ích lâu dài của Mỹ. Trong số những rủi ro mà Moscow có thể hứng chịu  là người dân Nga chống lại sự can thiệp vào Syria.  Nếu Washington quả thực có một sự lựa chọn thực tế và khả thi trong vấn đề này, đây cũng có thể được gọi là một sự lựa chọn, một phương pháp tiếp cận mới của Mỹ.
Chỉ có điều, theo giáo sư Anatol Lieven, Washington hiện không có một sự lựa chọn khả thi nào ở Syria.
Minh Châu (Theo Al Jazeera)

Bình luận(0)