Năm 2024, lãi suất ngân hàng sẽ ra sao?

Google News

Theo dự báo của nhiều chuyên gia, Ngân hàng Nhà nước có thể duy trì lãi suất chính sách ổn định ở mức 4,5% trong năm 2024.

Trong năm 2023, Ngân hàng Nhà nước (NHNH) đã có 4 lần giảm lãi suất điều hành, trong đó riêng trần lãi suất tiền gửi kỳ hạn dưới 6 tháng giảm ba lần, hiện duy trì ở mức 4,75% kể từ tháng 6/2023. Những ngày cuối năm 2023, mặt bằng lãi suất tiền gửi tiếp tục chìm sâu.
Trước tình hình lãi suất liên tục chìm sâu và tạo đáy mới như vậy, không loại trừ khả năng chính sách tiền tệ sẽ có những bước điều chỉnh để sát với thực tiễn. Cụ thể, dù nhiều dự báo của các tổ chức quốc tế và trong nước đều cho rằng lãi suất điều hành khó giảm thêm trong năm 2024 này.
Mặt bằng lãi suất tiền gửi có kỳ hạn dưới 6 tháng hiện cách khá xa mức trần 4,75%. Thống kê đến giữa tháng 1/2024, tiền gửi kỳ hạn một tháng có lãi suất thấp nhất chỉ còn 1,7% tại Vietcombank, một số ngân hàng niêm yết từ 2-2,5%, phần lớn ngân hàng giữ ở mức 3-3,7%. Do đó, một bước giảm thêm trần lãi suất tiền gửi có kỳ hạn dưới 6 tháng về vùng 4-4,5% là có cơ sở, cũng như phù hợp với mặt bằng hiện nay.
Nam 2024, lai suat ngan hang se ra sao?
 Ảnh minh họa
Theo dự báo của chuyên gia Chứng khoán MB (MBS), lãi suất đầu vào có khả năng tạo đáy trong quý I/2024 vì khó có khả năng giảm thêm khi cầu tín dụng sẽ có xu hướng tăng lên. MBS cho rằng nhu cầu sử dụng vốn sẽ quay trở lại cân bằng với tình trạng dư thừa thanh khoản hiện nay. Tăng trưởng tín dụng trong năm 2024 sẽ đạt khoảng 13 - 14%.
MBS nhận định nhu cầu sử dụng vốn sẽ quay trở lại cân bằng với tình trạng dư thừa thanh khoản hiện nay. Tăng trưởng tín dụng trong năm 2024 sẽ đạt khoảng 13 - 14%.
Trong bối cảnh hiện nay, một số chuyên gia cho rằng, dự báo lãi suất đầu vào đã đi vào vùng đáy và khó có khả năng giảm thêm, trong khi cầu tín dụng sẽ có xu hướng tăng lên. Lãi suất đầu ra hiện đã xuống mặt thấp, nhưng dư địa có thể giảm thấp hơn nữa vẫn còn, đặc biệt là trong nhóm các ngân hàng cổ phần.
Tuy nhiên về trung hạn và dài hạn, lãi suất sẽ phụ thuộc các yếu tố vĩ mô như diễn biến của tình hình xuất nhập khẩu, lạm phát… Trong đó, hoạt động xuất nhập khẩu phục hồi có thể sẽ làm gia tăng nhu cầu vay vốn và theo đó tạo ra áp lực khiến lãi suất tăng trở lại.
Hoàng Minh (tổng hợp)

>> xem thêm

Bình luận(0)