Thiên nhiên kì bí: nọc độc khiến thịt người tan chảy

Google News

Khuyên chân thành dù có đam mê đến đâu thì ai đó cũng đừng bao giờ đặt chân đến mảnh đất này để tò mò, bởi một lý do duy nhất dễ đi khó về!

Clip vùng đất có nọc độc rắn làm tan chảy thịt người:

Ilha da Queimada Grande (tên khác là đảo Rắn) ở Brazil được nhiều người ví như điều tồi tệ hơn cả cơn ác mộng dữ dội nhất của con người.
Với diện tích chỉ 430m2, đảo Rắn khiến nhiều người lạnh gáy khi cứ mỗi 3 bước chân lại gặp một con rắn cực độc màu vàng. Nơi này cũng là nơi duy nhất trên thế giới có loài rắn vipe mũi giáo vàng (Bothrops insularis). 
Đây là loài rắn nằm trong top 3 loài rắn độc nhất trên thế giới được mệnh danh là nọc độc tử thần bởi nọc của loài rắn này không có cách chữa! 
Rắn hổ lục đầu vàng Bothrops insularis!
Rắn hổ lục đầu vàng chỉ sống ở khu vực không có người ở. Loài rắn đặc hữu trên đảo độc gấp 5 lần họ hàng của chúng ở đất liền. Nhát cắn của rắn hổ lục đầu vàng có thể giết chết người trưởng thành trong vòng 1 giờ.
Nọc độc của Bothrops insularis gây ra sưng, đau đầu, nôn mửa, bầm tím, xuất huyết máu trong nước tiểu, chảy máu đường ruột, suy thận, xuất huyết não và tan chảy thịt người.
Chính phủ Brazil cấm bất kỳ ai đặt chân đến đây mà chưa xin phép. Mỗi năm, chỉ có quân đội hải quân làm nhiệm vụ tuần tra để đảm bảo không có người lạ lại gần cũng như bảo trì ngọn hải đăng tự động được xây dựng trở lại vào năm 1909. 
Lính hải quân đang làm nhiệm vụ bảo trì ngọn hải đăng duy nhất của đảo Rắn.
Chỉ một vài nhà khoa học được phép đặt chân lên đảo để nghiên cứu. Tuy nhiên, để lên đảo họ cần phải được chính quyền cho phép và luôn đi cùng bác sĩ. Nếu vô tình bị rắn độc cắn, họ sẽ ngay lập tức được tiêm kháng thể chống nọc độc.
Trên thực tế, nơi này quá nguy hiểm và cũng ít người dám tự tiện xâm nhập.
Tuy nhiên, nhà chức trách địa phương cho rằng, những kẻ săn trộm cũng đã tới hòn đảo để bắt rắn Bothrops insularis vì giá của mỗi con rắn cực độc này lên tới 30.000 USD (hơn 600 triệu đồng) trên thị trường chợ đen. 
Các nhà khoa học đang nỗ lực nghiên cứu tiềm năng to lớn của nọc độc rắn hổ đầu vàng. Một số thành phần trong nọc độc của chúng được sử dụng trong điều trị các bệnh về tim và máu đông.
Người dân Brazil có rất nhiều câu chuyện xoay quanh chuyện rắn giết người. Trong đó hai câu chuyện nổi tiếng nhất: Một ngư dân vô tình lạc vào đảo để lấy chuối và bị rắn cắn.
Khi quay trở lại thuyền, ông ngay lập tức bị khuất phục trước nọc độc của rắn. Một thời gian sau, người ta tìm thấy con thuyền của ông nhưng chỉ còn lại một vũng máu lớn.
Câu chuyện thứ hai kể về người canh hải đăng và gia đình. Một đêm, những con rắn đã bò qua cửa sổ vào nhà để tấn công ông, người vợ và ba đứa con. Họ đã cố gắng chạy về phía thuyền nhưng không kịp. Cả gia đình đều chết giữa bầy rắn.
Lí do tại sao rắn Bothrops insularis trở nên nguy hiểm đến như vậy hiện vẫn còn là một bí ẩn. Dẫu vậy, nhìn chung, chúng cũng không quá khác biệt so với những loài rắn mối vipe họ hàng trên đất liền.
Một giả thuyết được đông đảo chấp nhận là, cách đây 11.000 năm, mực nước biển đã dâng cao và chia cắt đảo Ilha de Queimada Grande khỏi Brazil, khiến những con rắn trên đảo chỉ có nguồn thức ăn hạn chế vốn là các con chim di cư. Vấn đề lúc đó là, hầu hết nọc độc của rắn phải mất nhiều thời gian để phát tác, đôi khi tới vài ngày. Điều này đồng nghĩa, vào thời điểm nọc rắn giết chết chim, chúng có thể đã di chuyển tới nơi khác.

Theo Minh Anh/Nguoiduatin

>> xem thêm

Bình luận(0)