Hình ảnh gấu trúc trắng trong lần tái xuất hiếm hoi ở Trung Quốc

Google News

Chú gấu trúc màu trắng duy nhất trên thế giới tái xuất ở tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc nhưng với bộ lông khác lạ.

Lạ lùng hình ảnh gấu trúc trắng trong lần tái xuất hiếm hoi ở Trung Quốc
Lạ lùng hình ảnh gấu trúc trắng trong lần tái xuất hiếm hoi ở Trung Quốc

Con gấu trúc toàn màu trắng duy nhất trên thế giới đã tái xuất ở tỉnh Tứ Xuyên phía tây nam Trung Quốc, với diện mạo hoàn toàn mới. Bộ lông của gấu trúc lần này có màu trắng nhưng pha chút vàng.

Con gấu trúc lọt vào ống kính của camera hồng ngoại chụp lại ở vị trí có độ cao khoảng 2.000 mét so với mực nước biển trong Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Wolong.

Nó không có đốm trắng đen trên cơ thể như bình thường và có đôi mắt đỏ độc đáo. Con gấu trúc khổng lồ hoang dã bị mắc chứng bạch tạng. Theo các chuyên gia, đây là con gấu trúc trắng duy nhất ở trên thế giới.

Hồi tháng 2/2020, con gấu trúc khó xác định vị trí được phát hiện trong khu bảo tồn đang đi lang thang, thỉnh thoảng dừng lại để nghìn xung quanh, suy nghĩ. Sau ba ngày đi bộ xuyên rừng, suối, máy ảnh đặt cách đó khoảng 1 km trên sườn núi đã chụp ảnh được con gấu trúc.

Ông Tan Yingchun, chuyên gia làm việc trong dự án nghiên cứu và bảo vệ loài gấu trúc khổng lồ trắng của khu bảo tồn cho biết: "Con gấu trúc đã trưởng thành rất nhiều với một vóc dáng cứng cáp. Nhìn qua các bức ảnh, con gấu hiện khoảng ba tuổi, có bộ lông trắng như tuyết nhưng phần chi bị nhuốm vàng".

Những hình ảnh ghi lại cho thấy con gấu xuất hiện một mình, do vậy các nhà nghiên cứu cho rằng nó đã rời tổ, sống độc lập xa mẹ.

Ông Li Sheng, một nhà nghiên cứu của Đại học Bắc Kinh, chuyên gia về gấu cho biết nó có hình dáng đẹp với bộ lông bóng mượt. Ông giải thích rằng bệnh bạch tạng tồn tại ở các loài động vật có xương sống, đột biến bạch tạng có thể ức chế việc tổng hợp melamin trong cơ thể động vật, khiến nó có màu trắng hoặc trắng vàng, vàng nhạt.

Đột biến bạch tạng là gen lặn. Chỉ khi gấu trúc bố mẹ đều mang gen thì con mới có thể biểu hiện các đặc điểm bạch tạng.

Bệnh bạch tạng thường không ảnh hưởng đến cấu tạo và chức năng của động vật. Tuy nhiên, nó có thể khiến con vật dễ bị phát hiện và nhạy cảm hơn với ánh nắng trực tiếp.

Ông Li Sheng nói: "Thật vui khi thấy gấu trúc trắng hoang dã lớn lên một cách an toàn, lành lặn, điều này cho thấy về cơ bản con vật đã thích nghi với môi trường sống tại địa phương. Con gấu đã di cư từ nơi sinh đến các môi trường sống xung quanh, điều này là bình thường đối với những con gấu trúc cái trưởng thành".

Theo Infonet

>> xem thêm

Bình luận(0)