10 lỗi công nghệ đình đám nhất 2012

Google News

(Kiến Thức) - Đây là những sáng chế công nghệ được phô chương mạnh mẽ và được người sử dụng kỳ vọng rất nhiều trước khi ra mắt, song kết quả lại không như mong đợi.

1.    Nexus Q

Nexus Q là thiết bị giải trí đa phương tiện chạy hệ điều hành Androi, ra đời để cạnh tranh với Apple TV và Roku.

Mặt khác, Nexus Q cần phải kết nối với smartphone, máy tính bảng Androi hoặc đồng bộ hoá wifi để truy cập vào các dịch vụ mạng và chuyển chúng tới TV, loa hoặc máy tính.
 Nexus Q là một thất bại của Google trong năm 2012.

Trong khi sản phẩm cạnh tranh khác như Roku có giá 50$ hay Apple với giá 100$, thiết bị của Google là quá đắt đỏ.
Do vậy, Google đã quyết định không tung sản phẩm này ra thị trường. Có thể nói, Nexus Q là một thất bại của năm 2012.

2.    Bản đồ Ios Apple


 Ios 6 ra mắt với nhiều cải tiến, trong đó đáng chú ý nhất là việc thay GoogleMaps bằng Apple Maps mới, cũng là ứng dụng bị chê nhiều nhất năm 2012.
 Bản đồ iOS 6 gây thất vọng đối với người dùng.

Bản đồ iOs  đã khiến người dùng thất bại khi chất lượng chỉ đường và định vị của Apple Maps hầu như không chính xác, tính năng hiển thị 3D bị biến dạng đến hài hước.

 Sau vụ việc người dùng ở Úc bị lạc đường do sử dụng Apple Maps, CEO của Apple đã phải cúi đầu thừa nhận lỗi công nghệ này.

3.    Window 8

Mặc dù là sản phẩm mang tính chiến lược và được Microsoft đầu tư rất nhiều, tuy nhiên sau gần 1 tháng có mặt trên thị trường, window 8 đã gây thất vọng đối với người dử dụng.

 Điểm đáng thất vọng nhất của Windows 8 là loại bỏ Start Menu ra khỏi hệ điều hành, khiến mọi thao tác của người dùng trở nên khó khăn hơn.
 Windows 8 khiến người dùng thao tác khó khăn hơn.

Doanh số bán hàng sau khi ra mắt windows 8 cũng là nỗi thất vọng lớn nhất của Microsoft trong năm 2012.

4.    PC Dell

 Trong báo cáo Tech Support Showdown hàng năm, chúng tôi nhận được 3 cuộc gọi phàn nàn về trung tâm hỗ trợ kỹ thuật và chăm sóc khách hàng của Dell.

 Trả lời nội dung cuộc gọi thắc mắc người tiêu dùng, đại diện Dell chỉ đề cập đến khuyến mãi giới hạn hàng ngày của Dell, cho phép người dùng mua sản phẩm bảo hành 4 năm giảm từ từ 500 USD xuống chỉ còn 317 USD mà không đề cập đến vấn đề khách hàng thắc mắc.

 Dell sử dụng chiến thuật bán hàng ưu đãi như một con dao 2 lưỡi.

Dell sử dụng chiến thuật bán hàng ưu đãi như một con dao 2 lưỡi chống lại chính sách công ty. Việc kéo dài thời gian bảo hành hay đưa ra những khoản ưu đãi không quan trọng hơn việc giải quyết các vấn đề thắc mắc của người sử dụng.

5.    Asus tại Coputex 2012

 Tại Triển lãm Computex 2012 ở Đài Loan, Asus tung hình ảnh đại diện trên tài khoản twiter có chú thích: “Phía sau trông khá hoàn hảo” với hình ảnh chụp đằng sau cô gái PG cho sản phẩm.  Bức ảnh và dòng chú thích gây phản ứng truyền thông tiêu cực giữ dội, ám chỉ rằng ISUS đưa ra sản phẩm có thông điệp phân biệt giới tính.

 Asus tung hình ảnh đại diện khá nhạy cảm trên tài khoản twiter.

Sau vụ việc, giám đốc Marketting Tim Smalley đã đưa ra lời xin lỗi, đồng thời cho rằng tài khoản Twitter của công ty đã bị hack, nhưng điều đó vẫn không ngăn được dư luận truyền thông tiêu cực.

6.    IPO Facebook

 Dù IPO của Facebook đại thắng với lợi nhuận khổng lồ 16 tỷ USD, họ đã vượt qua hàng loại tên tuổi lớn như Dell, HP, Nokia…Tuy nhiên, giá cổ phiếu bị “tụt dốc không phanh” chỉ sau giây phút hoành tráng 3 tháng, khiến không ít nhà đầu tư phải chịu thua lỗ.


Facebook đã gây thất vọng lớn đối với các nhà đầu tư. Việc cổ phiếu Facebook sụt giảm đặt ra câu hỏi thực tế nội bộ công ty về khả năng thu hút và duy trì nhân tài của bất kỳ công ty công nghệ nào.

7.    Kế hoạch “Share everything”


 Trong tháng 6, Verizon công bố kế hoạch ra mắt thiết mới “Share Everything”, người sử dụng phải trả một khoản phí hợp đồng cộng với phí sử dụng dữ liệu hàng tháng không giới hạn.

 Ứng dụng "Share everything" có giá bán cao hơn dự kiến.

“Share everything” cho phép khách hàng chia sẻ một số dữ liệu phổ biến, tương tự như đàm thoại hay tin nhắn văn bản.
Tuy nhiên, sau khi đưa vào thực tế, chi phí tăng lên 100 USD cho 2GB, trong khi kế hoạch cũ có giá 70USD/2GB.

8.    Acer Aspire S5 Ultrabook

 Acer Aspire S5 Ultrabook là chiếc máy tính mỏng nhất thế giới. Điểm đáng quan tâm nhất trên mẫu Aspire S5 chắc chắn là panel chứa các cổng kết nối được điều khiển bằng cơ học thông qua nút bấm. Tuy nhiên, sản phẩm này lại không được trang bị chất lượng màn hình hay đèn nền cho bàn phím.

 Acer Aspire S5 Ultrabook gây bất tiện cho người dùng.

Mặt khác, do kiểu dáng được thiết kế mỏng nhất có thể nên cổng kết nối USB, HDMI, đầu đọc thẻ SD sẽ nằm ở cạnh sau của máy tính, gây bất tiện cho người dùng.

9.    Blackberry 10

 Hệ điều hành “cưng” Blackberry 10 của hãng di động RIM được cải tiến và nâng cấp toàn diện, tuy nhiên, so với xu hướng các điện thoại thông minh dùng hệ điều hành Androi hay Ios ra lò ngày càng nhanh, trong khi RIM liên tục trì hoãn việc sản xuất chiếc điện thoại cảm ứng toàn diện phù hợp cho hệ điều hành Blackberry 10.

 Blackberry 10 vẫn còn thua xa đối thủ Androi và iOS

Nếu là một fan lâu năm của BlackBerry, chắc hẳn các người tiêu dùng sẽ khó bỏ qua một chiếc điện thoại có bàn phím vật lý (BlackBerry London); nhưng trong sự chạy đua công nghệ và tính thời thượng thì một chiếc điện thoại cảm ứng toàn diện (BlackBerry Nevada) sẽ là lựa chọn cần xem xét so với các đối thủ khác.

10.    Microsoft Surface

 Người dùng hoàn toàn bị mê hoặc khi video quảng cáo máy tính Microsoft Surface được phát song. Đây là chiếc máy tính được người tiêu dùng kỳ vọng có thể trải nghiệm Windows 8 một cách hoàn thiện nhất, do vậy nó nhận được khá nhiều phản hồi tích cực từ khách hàng.

 Microsoft Surface có giá bán "trên trời".

Tuy nhiên,  giá bán “trên trời” của chiếc máy tính bảng chạy Windows 8 này khiến dân công nghệ không khỏi sửng sốt. Giá bán của Surface Pro là 1.163USD cho bản 128GB, và 1.035USD cho lựa chọn 64GB, giá trên đã bao gồm thuế VAT.
Mặt khác, người dùng phải mua bàn  phím Cover Touch riêng với giá khoảng 119 USD.


Cẩm Linh (Theo Livescience)

Bình luận(0)