Vòng bụng CSGT ra đường: Thế nào béo, gầy... chịu cứng!

Google News

(Kiến Thức) - “Chưa có quy định cụ thể như thế nào là bụng béo, bụng gầy không được ra đường. Theo tôi, đây mới là lộ trình” - trung tá Nguyễn Ngọc Mễ cho biết.

Gần đây, công an Hà Nội đưa ra nhiều quy định nhằm từng bước cải thiện hình ảnh lực lượng này trên từng tuyến phố. Theo đó, lộ trình sẽ có khoảng 8 bước để thay đổi hình ảnh CSGT Thủ đô. Việc bổ sung các nữ CSGT, điều chuyển nam CSGT béo bụng nhằm giảm bớt áp lực trong quá trình giao tiếp giữa người thực thi công vụ với người dân chỉ là bước 1. Những cán bộ có ngoại hình thấp bé, vòng bụng quá to sẽ được chuyển vào xử lý các công việc văn phòng thay vì hướng dẫn và xử lý vi phạm.

Lực lượng CSGT - Công an TP Hà Nội luôn sẵn sàng làm nhiệm vụ.

Trao đổi với Kiến Thức, trung tá Nguyễn Ngọc Mễ, Đội trưởng Đội CSGT số 6, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội cho biết: “Chủ trương của Ban giám đốc công an TP Hà Nội đưa ra là rất đúng. Tôi ủng hộ chủ trương này của cấp trên. Nhưng đến lúc này, chưa có quy định cụ thể (quy chuẩn) như thế nào là bụng béo, như thế nào là bụng gầy. Bụng béo cũng không tốt, bụng gầy cũng không an toàn. Theo tôi đây mới là lộ trình, chưa có quy định cụ thể”.

“Việc bụng béo, bụng gầy phải do cơ quan chức năng của Nhà nước ban hành lúc đó mới đưa ra quy định chuẩn, rồi áp dụng. Những người vào học ngành công an tiêu chuẩn phải cao 1,64m, còn CSGT thì phải cao hơn một tí. Đầu vào là như vậy, nhưng ra trường người bụng béo, người bụng gầy thì chuyển họ đi đâu?

Đây là lộ trình dài hơi của Ban giám đốc công an TP Hà Nội để xây dựng lực lượng CSGT chuẩn mực cho Thủ đô. CSGT khi thực thi nhiệm vụ trên đường phải tạo uy thế, phải đứng công khai xử lý vi phạm... Ngoài việc tăng cường rèn luyện trí tuệ, nghiệp vụ, CSGT cũng cần rèn luyện thể chất”, trung tá Mễ phân tích.

 Nữ CSGT phân làn ở các ngã tư gây thiện cảm cho người tham gia giao thông.

Theo một vị lãnh đạo của Phòng CSGT – Công an TP Hà Nội, việc đưa ra quy chuẩn là đúng. Việc làm này cần phải có thời gian và làm theo lộ trình dài hơi. Đến lúc này cơ quan Công an TP Hà Nội đang xây dựng lộ trình và các đội CSGT trên địa bàn đã rà soát những trường hợp bụng quá to để gửi lên Phòng CSGT.

TIN LIÊN QUAN
BÀI ĐỌC NHIỀU



Tiến Dũng

Bình luận(3)

Minh Hiền

Trương hải Tú

Tôi cho rằng qui định nam CSGT "bụng béo" sẽ bị chuyển công tác vào làm văn phòng là qui định rất bất hợp lý thậm chí là vi phạm pháp luật, bởi lẽ: - Ngoại hình không hề quyết định nhân cách, đạo đức của một con người. Cái mà người dân mong đợi và yêu cầu đối với CSGT là không quan liêu, hách dịch, cửa quyền khi tiếp xúc xử lý công việc với người dân, chứ không ai muốn làm việc với một anh CSGT có thân hình chuẩn như vận động viên thể hình mà lại quát nạt, hống hách, thô bạo cả. - Nhìn dưới góc độ y học thì "béo bụng" là một bệnh lý như mọi bệnh khác, điều này tất nhiên chẳng ai muốn cả. Bị bệnh (nhưng sức khỏe tốt)mà bị điều chuyển công tác là điều chưa từng có. Chắc có lẽ tiến đến chổ mạt bị mụn, da bị nám, đen, môi bị thâm...đều bị chuyển công tác. - Chẳng có luật nào qui định hạn chế quyền được làm việc của công dân vì lý do ngoại hình cả trừ trường hợp có khả năng gây ảnh hưởng xấu hoặc không thể thực hiện được công việc.

Minh Hiền

Tiến Chương

Ý của quy định trên là ai đã lỡ bụng béo rồi thì tiếp tục...uống rượu bia, để bụng thế và mời vào ngồi làm văn phòng ký giấy tờ cho nó khoẻ - nhân viên không nên so bì bắt sếp làm việc giống như mình vì bụng sếp to rồi... nói chung là rất nhân văn đó!

Minh Hiền

Nguyễn Hồng Lan

cấm những người béo bụng ra đứng đường là phải thôi , hoặc là sợ dân nghĩ CSGT ăn tham nhũng quá mới béo như thế , hoặc béo bụng thì làm sao mà núp lùm được , dân phát hiện ngay , lấy đâu tiền ăn sáng , cafe ?