Nằm trên đỉnh núi Đồn Cao (còn gọi là đỉnh Đá Pháp) thuộc địa phận tổ 4 thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, pháo đài cổ Đồn Cao là một công trình quân sự cổ còn được bảo tồn khá tốt ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam. Ảnh: Đỉnh núi Đồn Cao ở thị trấn Đồng Văn.Lịch sử của Đồn Cao gắn liền với quá trình chiến đóng Hà Giang của thực dân Pháp. Ảnh: Đường lên Đồn Cao.Kể từ khi kiểm soát vùng đất này năm 1887, người Pháp đã không ngừng xây dựng các lỵ sở, đồn bốt nhằm mục đích cai trị và chống lại cuộc đấu tranh vũ trang kháng Pháp của người dân Việt Nam nói chung và người dân ở Đồng Văn, Hà Giang nói riêng.Pháo đài Đồn Cao được xây dựng vào khoảng năm 1925 trên đỉnh núi đá có độ cao khoảng 1200 m so với mực nước biển bằng các vật liệu địa phương.Công trình gồm 2 tầng, tầng hầm rộng có nhiều ngách, tầng nổi có một sân rộng và nhiều điểm nghỉ.Các bức tường ở đồn được xây dựng bằng đá vôi Trùng Thoi, cao trung bình 6-10m, dày 80cm.Trên tường thành có nhiều lỗ châu mai.Men theo chân tường thành có lối đi gồm 97 bậc đá cũng được xây bằng đá vôi Trùng Thoi.Hai góc phía Nam của pháo đài có 2 lô cốt.Ngoài ra phía dưới giáp với vách đá dựng đứng từ dưới lên có một khu nhà nhỏ dùng làm nơi ăn uống và kéo đồ từ chân núi lên bằng ròng rọc.Qua thời gian dài mưa gió Đồn Cao đã bị hỏng hóc đi nhiều, các vách tường nhiều chỗ đã bị hỏng, khu nhà phía dưới gần như đã hỏng hoàn toàn chỉ còn trơ lại một đoạn tường lở lói.Bên trong tầng hầm.Năm 2013, pháo đài Đồn Cao đã được trùng tu phần tầng hầm và giao thông hào, còn ngôi nhà phía dưới và ròng rọc kéo đồ vẫn giữ nguyên hiện trạng.Đứng trên Đồn Cao có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh thị trấn Đồng Văn.Ngày nay pháo đài Đồn Cao là một điểm tham quan thú vị dành cho du khách khi ghé thăm cao nguyên đá Đồng Văn.
Nằm trên đỉnh núi Đồn Cao (còn gọi là đỉnh Đá Pháp) thuộc địa phận tổ 4 thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, pháo đài cổ Đồn Cao là một công trình quân sự cổ còn được bảo tồn khá tốt ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam. Ảnh: Đỉnh núi Đồn Cao ở thị trấn Đồng Văn.
Lịch sử của Đồn Cao gắn liền với quá trình chiến đóng Hà Giang của thực dân Pháp. Ảnh: Đường lên Đồn Cao.
Kể từ khi kiểm soát vùng đất này năm 1887, người Pháp đã không ngừng xây dựng các lỵ sở, đồn bốt nhằm mục đích cai trị và chống lại cuộc đấu tranh vũ trang kháng Pháp của người dân Việt Nam nói chung và người dân ở Đồng Văn, Hà Giang nói riêng.
Pháo đài Đồn Cao được xây dựng vào khoảng năm 1925 trên đỉnh núi đá có độ cao khoảng 1200 m so với mực nước biển bằng các vật liệu địa phương.
Công trình gồm 2 tầng, tầng hầm rộng có nhiều ngách, tầng nổi có một sân rộng và nhiều điểm nghỉ.
Các bức tường ở đồn được xây dựng bằng đá vôi Trùng Thoi, cao trung bình 6-10m, dày 80cm.
Trên tường thành có nhiều lỗ châu mai.
Men theo chân tường thành có lối đi gồm 97 bậc đá cũng được xây bằng đá vôi Trùng Thoi.
Hai góc phía Nam của pháo đài có 2 lô cốt.
Ngoài ra phía dưới giáp với vách đá dựng đứng từ dưới lên có một khu nhà nhỏ dùng làm nơi ăn uống và kéo đồ từ chân núi lên bằng ròng rọc.
Qua thời gian dài mưa gió Đồn Cao đã bị hỏng hóc đi nhiều, các vách tường nhiều chỗ đã bị hỏng, khu nhà phía dưới gần như đã hỏng hoàn toàn chỉ còn trơ lại một đoạn tường lở lói.
Bên trong tầng hầm.
Năm 2013, pháo đài Đồn Cao đã được trùng tu phần tầng hầm và giao thông hào, còn ngôi nhà phía dưới và ròng rọc kéo đồ vẫn giữ nguyên hiện trạng.
Đứng trên Đồn Cao có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh thị trấn Đồng Văn.
Ngày nay pháo đài Đồn Cao là một điểm tham quan thú vị dành cho du khách khi ghé thăm cao nguyên đá Đồng Văn.