“Xiên bẩn” nguy cơ tiềm ẩn, sao vẫn hút khách?

“Xiên bẩn” là món ăn vặt đường phố quen thuộc với nhiều người, đặc biệt là học sinh, sinh viên… Nó hấp dẫn bởi màu sắc bắt mắt, hương liệu thơm phức, giá thành vô cùng rẻ.

Đã từ lâu, hình ảnh các xe bán xiên que, nem chua, thanh cua, tôm, gà, hải sản, bò viên, cá viên, phô mai... trước cổng trường học, bên hè phố đã trở nên quen thuộc với học sinh, sinh viên và người lao động trẻ.
Dạo quanh các khu phố ẩm thực hay những khu vực cạnh trường học, ký túc xá sinh viên… vào đầu giờ sáng và giờ tan học, không khó để bắt gặp những chiếc xe đẩy bán đầy đủ các loại xiên que đầy màu sắc.
Tại Hà Nội, các xe “xiên bẩn” tập trung chủ yếu quanh các tuyến phố đông học sinh, sinh viên như Nguyễn Chí Thanh (quận Đống Đa), Trần Duy Hưng, Phan Văn Trường (Cầu Giấy), Núi Trúc (Ba Đình), Nguyễn Quý Đức, Triều Khúc, chợ Phùng Khoang (Thanh Xuân)…
Các loại “xiên bẩn” này thu hút giới trẻ bởi màu sắc bắt mắt, hương vị hấp dẫn và đặc biệt là giá thành rất rẻ. Mỗi xiên có giá thành từ 2.000 – 10.000 đồng, được ăn với ớt cay, ớt ngọt hoặc tương mè, hoặc combo trộn lẫn chúng với nhau.
“Xien ban” nguy co tiem an, sao van hut khach?
Cảnh báo nguy cơ khi ăn thức ăn đường phố không đảm bảo an toàn thực phẩm. (Ảnh: Thu Hiếu/ PLVN) 
Bên cạnh đó các hàng xiên thịt nướng cũng thu hút rất đông khách hàng đến ăn. Mỗi xiên thịt được bán với giá 7 nghìn đến 10 nghìn đồng/ xiên. Dù xiên thịt được bày bán ngay cạnh đường không che chắn nhưng khách hàng vẫn vô tư ngồi ăn. Việc những xiên thịt được tẩm ướp ra sao, nguồn gốc chất lượng thế nào cũng không ai để ý. Với khách hàng, đặc biệt là trẻ nhỏ thì xiên thịt là món ăn hấp dẫn, khó cưỡng lại sau mỗi giờ tan học.
Khi được hỏi có sợ bị đau bụng vì ăn “xiên bẩn”, một học sinh tại một trường trung học ở Hà Nội cho biết: “Em thấy các loại xiên chiên lên rất thơm ngon và rẻ nên mua. Tan học em và nhóm bạn thường nán lại mua mỗi người một xiên, ăn xong mới đi về nhà và thường giấu bố mẹ". 
Mặc dù trên các phương tiện thông tin truyền thông tràn ngập các thông tin, cảnh báo thịt "xiên bẩn", thực phẩm không an toàn tràn lan ngoài thị trường. Tuy nhiên, dường như các bạn trẻ vẫn thờ ơ, coi thường những hệ lụy của nó...
Cục An toàn thực phẩm cũng khuyên cáo người tiêu dùng, đặc biệt là học sinh, sinh viên, khi lựa chọn quán ăn nên ưu tiên những nơi có khu vực nướng sạch, nhân viên dùng bao tay, tránh các hàng quán có xiên nướng màu sắc bất thường, mùi hôi, hoặc dầu chiên đen sậm, nhiều cặn, hạn chế ăn tại các khu vực bụi bặm, nơi có nhiều xe cộ, khói bụi, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ngày 24/4, theo Công an TP Hà Nội, Đội 7 - Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an TP Hà Nội vừa phối hợp cùng Đội Quản lý thị trường số 17 - Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội đã tiến hành kiểm tra đột xuất một kho lạnh nằm sâu trong ngõ 328 đường Tây Mỗ.

Tại đây, một lượng lớn thực phẩm "bẩn" như xúc xích, lạp xưởng, há cảo, viên thả lẩu “thập cẩm”, thanh cua... đã bị phát hiện và thu giữ. Đây là các loại thực phẩm được sử dụng phổ biến trong các món ăn vỉa hè như xiên que và đồ thả lẩu.

Tại thời điểm kiểm tra, toàn bộ số thực phẩm vi phạm được chủ hàng để trà trộn, xen lẫn với các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ trong nhiều kho lạnh.

Tất cả đều được đóng gói trong túi bóng dán tem nhãn mác nước ngoài, không có tem nhãn phụ tiếng Việt, không có giấy tờ kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Đáng lo ngại hơn, đây đều là những nguyên liệu "chính" của các món ăn đường phố hấp dẫn giới trẻ và người lao động với giá cả "siêu rẻ".

Đồ ăn vặt cổng trường: Tiện lợi gắn liền với hiểm họa về ATTP

Giá rẻ, tiện lợi là một trong những lý do đồ ăn vặt cổng trường có sức hút học sinh, nhưng đi kèm với đó là tình trạng mất vệ sinh ATTP.

Số liệu từ Cục ATTP, Bộ Y tế cho thấy, có tới 70 - 80% thức ăn đường phố, trong đó có quà vặt cổng trường được xác định là bị nhiễm khuẩn như E.coli - loại vi khuẩn gây tiêu chảy, bệnh đường ruột và khuẩn gây tả. Đặc biệt, các chất hóa học, thuốc trừ sâu, chất tăng trọng,… còn tồn dư trong các loại thực phẩm sẽ từ từ ngấm vào cơ thể, sau đó tích tụ gây bệnh ung thư.
Nguy cơ ngộ độc từ thực phẩm bẩn, chế biến mất vệ sinh

Hai chị em uống nhầm thuốc diệt chuột, một người tử vong

Hai chị em ruột ở Nam Định uống nhầm thuốc diệt chuột khiến người chị tử vong, người em đang cấp cứu tại bệnh viện.

Mới đây, mạng xã hội lan truyền thông tin hai học sinh ở xã Hải Đông, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, nghi uống nhầm thuốc diệt chuột dạng ống siro. Hậu quả, một em đã tử vong, em còn lại đang được điều trị tích cực tại bệnh viện.

Sử dụng serum sao cho hiệu quả?

Để sử dụng serum hiệu quả, điều quan trọng nhất trước tiên phải xác định được loại da của mình, bởi mỗi loại serum chỉ phù hợp với từng loại da nhất định.

Tuỳ vào từng loại da mà việc lựa chọn thành phần có trong serum vô cùng quan trọng. Trước khi bắt đầu sử dụng serum, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu nhằm xác định chính xác loại da của mình để được tư vấn, lựa chọn loại serum, nồng độ các thành phần phù hợp với từng làn da.
Các bước trong quy trình chăm sóc da  
Để đảm bảo đạt hiệu quả dưỡng da cao của serum, nên chú trọng vào các bước làm sạch da mặt để giúp loại bỏ đi hoàn toàn các lớp bụi bẩn, trang điểm... Trình tự các bước trong quy trình chăm sóc da có sử dụng serum theo thứ tự như sữa rửa mặt, tẩy trang, tẩy tế bào chết, thoa toner, bôi serum dưỡng da mặt, kem dưỡng ẩm (ban ngày và ban đêm), kem chống nắng (chỉ nên dùng vào ban ngày).
Không giống các loại sản phẩm chăm sóc da khác, serum được dùng để bôi lên mặt bằng việc dùng các đầu ngón tay bôi nhẹ nhàng.
Nên rửa sạch tay, lấy một lượng serum bằng hạt đậu (khoảng 3 - 4 giọt) từ ống nhỏ giọt vào đầu ngón tay. Dùng serum đúng cách bằng cách chấm và vỗ nhẹ lên mặt các vùng như má, trán, mũi, cằm và cổ một cách nhẹ nhàng theo hướng di chuyển lên trên. Việc thoa serum bằng cách massage da mặt sẽ giúp kích thích các mạch máu dưới da, từ đó giúp tăng khả năng hấp thu các dưỡng chất có trong serum tốt hơn cho làn da.
Su dung serum sao cho hieu qua?
Ảnh minh hoạ/Internet 

Lưu ý khi áp dụng cách dùng serum

Sử dụng ngay sau khi mở nắp: Mặc dù bất kỳ sản phẩm nào cũng có hạn sử dụng của nó, tuy nhiên để đảm bảo chất lượng sản phẩm ở trạng thái tốt nhất, bạn nên dùng serum ngay khi vừa mở nắp. Do serum có đặc tính dễ bay hơi, nên bạn cần lưu ý sử dụng càng sớm càng tốt hoặc có thể mua serum với size nhỏ hơn để duy trì hiệu quả sản phẩm được dài lâu.
Liều lượng dùng vừa đủ: Sử dụng nhiều serum sẽ không đồng nghĩa với việc hiệu quả rõ rệt hơn. Vì thế bạn chỉ nên lấy một lượng cần dùng vừa đủ để tránh tình trạng dư thừa, gây bí bách cho da và lãng phí serum.
Sử dụng serum khi da mặt vẫn còn ẩm: Mặc dù nhiều bạn thường có thói quen lau khô mặt sạch sẽ trước khi thoa bất kỳ sản phẩm chăm sóc da nào. Trong khi đó, dùng serum đúng cách là bạn cần phải thoa lên mặt ngay khi da vẫn có độ ẩm nhất định. Điều này giúp hạn chế da mặt bong tróc, khô da, hay da bị nứt nẻ mà còn đảm bảo thúc đẩy hiệu quả dưỡng da với serum.
Dùng serum cho những vùng da chuyên biệt: Mỗi khu vực da sẽ có kết cấu khác nhau. Vì thế bạn cần dùng serum khác nhau cho từng vùng da này, trong đó vùng da mắt khá mỏng manh, nhạy cảm nên bạn cần chăm chút kỹ hơn.
Thoa kem chống nắng nếu dùng serum ban ngày: Nếu bạn sử dụng serum ban ngày thì đừng quên thoa kem chống nắng, kết hợp với đeo kính râm, mặc đồ chống nắng, đội mũ rộng vành,… vì đôi khi một số các hoạt chất trong serum sẽ phản ứng khá “gay gắt” với tia cực tím, khiến da dễ trở nên kích ứng.
Trong quá trình bôi serum lên mặt, không nên chà xát quá nhiều để làn da không bị kích ứng. Nên chờ khoảng vài phút để các dưỡng chất có trong serum thẩm thấu hoàn toàn vào da trước khi tiếp tục với các bước chăm sóc da tiếp theo. 
Ngoài ra, bạn cũng không cần thiết rửa lại mặt sau khi thoa serum vì sẽ cuốn trôi đi hết các dưỡng chất cần thiết giúp nuôi dưỡng làn da, từ đó không thể phát huy hết tác dụng của serum.

Đọc nhiều nhất

Những ai không nên bổ sung omega-3?

Những ai không nên bổ sung omega-3?

Omega-3 là một acid béo thiết yếu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ. Vậy những ai không nên bổ sung omega-3?

Tin mới

Những ai không nên bổ sung omega-3?

Những ai không nên bổ sung omega-3?

Omega-3 là một acid béo thiết yếu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ. Vậy những ai không nên bổ sung omega-3?

Thực phẩm tốt cho tim mạch

Thực phẩm tốt cho tim mạch

Chế độ dinh dưỡng đóng góp quan trọng trong việc bảo vệ và cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm có liên quan.