" Hội chứng Chiến tranh" từng được biết tới với thuật ngữ "Shell shock" - một dạng chấn thương tâm lý quá sức chịu đựng khi người lính phải chịu quá nhiều tiếng bom đạn trên chiến trường. Nguồn ảnh: VWM.Thuật ngữ này bắt đầu xuất hiện từ sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất khi các bác sĩ chiến trường phát hiện ra những người lính có dấu hiệu không bình thường về mặt tâm thần, thậm chí không thể đi lại một cách bình thường dù hoàn toàn không có tổn thương về mặt thể chất. Nguồn ảnh: VWM.Tới Chiến tranh Việt Nam, binh lính Mỹ lại một lần nữa mắc phải hội chứng này với số lượng rất lớn. Quân đội Mỹ liệt những người mắc "hội chứng chiến tranh" vào danh sách thương binh như những người lính bị thương về mặt thể chất thông thường khác. Nguồn ảnh: VWM.Hội chứng Chiến tranh viết tắt theo tiếng Anh là PTSD cũng từng được gọi với thuật ngữ "Hội chứng Việt Nam". Sở dĩ thuật ngữ này thay tên đổi họ vì cuộc Chiến tranh Việt Nam là do chưa có một cuộc chiến nào mà Mỹ tham gia, số lượng lính Mỹ mắc PTSD lại nhiều như ở Việt Nam. Nguồn ảnh: VWM.Theo thống kê được quốc hội Mỹ công bố vào cuối thập niên 80, có khoảng 15% nam giới và 9% nữ giới Mỹ tham gia Chiến tranh Việt Nam bị mắc hội chứng PTSD vĩnh viễn. Ngoài ra còn có 30% nam giới và 27% nữ giới bị hội chứng PTSD ngắn hạn trong thời gian phục vụ ở Việt Nam. Nguồn ảnh: VWM.Quốc hội Mỹ lý giải, binh lính Mỹ tham chiến ở Việt Nam đã phải chịu căng thẳng cao hơn nhiều so với những người "đồng nghiệp" của mình từng tham chiến trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: VWM.Sở dĩ có điều đó là do lối đánh khó chịu của quân giải phóng khiến binh lính Mỹ luôn phải căng thẳng bất kể ngoài đêm. Ngoài ra, những cuộc thảm sát hay nhưng pha bắn nhầm người dân vô tội cũng đã khiến binh lính Mỹ bị sang chấn tâm lý nặng nề. Nguồn ảnh: VWM.Chưa kể đến thiên nhiên nhiệt đới ở miền Nam Việt Nam với nhiều loại côn trùng, rắn rết nguy hiểm khiến lính Mỹ dường như không có nổi một giây phút thoải mái trừ khi được đóng quân ở những thành phố lớn ở Miền Nam Việt Nam. Nguồn ảnh: VWM.Thậm chí, nhiều báo cáo của quốc hội Mỹ được công bố cách đây ít năm còn cho biết hội chứng chiến tranh mà binh lính Mỹ gặp phải từ thời Chiến tranh Việt Nam đến giờ vẫn đang tác động tới xã hội Mỹ. Nguồn ảnh: VWM.Cụ thể, nhiều người lính Mỹ sau khi chiến tranh kết thúc mới bắt đầu gặp phải hội chứng này, ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất làm việc và chất lượng cuộc sống. Một phần ít hơn thậm chí còn có cảm xúc tiêu cực, gián tiếp dẫn đến việc thực hiện các hành vi phạm tội. Nguồn ảnh: VWM.Một báo cáo mới công bố hồi năm 2012, cựu binh Mỹ từng tham gia chiến tranh Việt Nam có tới 22% người chịu ảnh hưởng từng PTSD trực tiếp, 15,7% chịu ảnh hưởng PTSD gián tiếp ở cấp độ nhẹ. Nguồn ảnh: VWM.Ngoài ra, một loạt các di sản từ chiến tranh Việt Nam khác mà những người cựu binh Mỹ từng phải gặp phải khi tham chiến ở đây tới nay vẫn đeo bám họ như chứng nghiện ngập, ưa bạo lực hay thậm chí là những hành vi vượt ngoài quy chuẩn xã hội do tâm lý bị chấn động mạnh. Nguồn ảnh: VWM.Mời độc giả xem Video: Binh lính Mỹ trên chiến trường Việt Nam.
" Hội chứng Chiến tranh" từng được biết tới với thuật ngữ "Shell shock" - một dạng chấn thương tâm lý quá sức chịu đựng khi người lính phải chịu quá nhiều tiếng bom đạn trên chiến trường. Nguồn ảnh: VWM.
Thuật ngữ này bắt đầu xuất hiện từ sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất khi các bác sĩ chiến trường phát hiện ra những người lính có dấu hiệu không bình thường về mặt tâm thần, thậm chí không thể đi lại một cách bình thường dù hoàn toàn không có tổn thương về mặt thể chất. Nguồn ảnh: VWM.
Tới Chiến tranh Việt Nam, binh lính Mỹ lại một lần nữa mắc phải hội chứng này với số lượng rất lớn. Quân đội Mỹ liệt những người mắc "hội chứng chiến tranh" vào danh sách thương binh như những người lính bị thương về mặt thể chất thông thường khác. Nguồn ảnh: VWM.
Hội chứng Chiến tranh viết tắt theo tiếng Anh là PTSD cũng từng được gọi với thuật ngữ "Hội chứng Việt Nam". Sở dĩ thuật ngữ này thay tên đổi họ vì cuộc Chiến tranh Việt Nam là do chưa có một cuộc chiến nào mà Mỹ tham gia, số lượng lính Mỹ mắc PTSD lại nhiều như ở Việt Nam. Nguồn ảnh: VWM.
Theo thống kê được quốc hội Mỹ công bố vào cuối thập niên 80, có khoảng 15% nam giới và 9% nữ giới Mỹ tham gia Chiến tranh Việt Nam bị mắc hội chứng PTSD vĩnh viễn. Ngoài ra còn có 30% nam giới và 27% nữ giới bị hội chứng PTSD ngắn hạn trong thời gian phục vụ ở Việt Nam. Nguồn ảnh: VWM.
Quốc hội Mỹ lý giải, binh lính Mỹ tham chiến ở Việt Nam đã phải chịu căng thẳng cao hơn nhiều so với những người "đồng nghiệp" của mình từng tham chiến trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: VWM.
Sở dĩ có điều đó là do lối đánh khó chịu của quân giải phóng khiến binh lính Mỹ luôn phải căng thẳng bất kể ngoài đêm. Ngoài ra, những cuộc thảm sát hay nhưng pha bắn nhầm người dân vô tội cũng đã khiến binh lính Mỹ bị sang chấn tâm lý nặng nề. Nguồn ảnh: VWM.
Chưa kể đến thiên nhiên nhiệt đới ở miền Nam Việt Nam với nhiều loại côn trùng, rắn rết nguy hiểm khiến lính Mỹ dường như không có nổi một giây phút thoải mái trừ khi được đóng quân ở những thành phố lớn ở Miền Nam Việt Nam. Nguồn ảnh: VWM.
Thậm chí, nhiều báo cáo của quốc hội Mỹ được công bố cách đây ít năm còn cho biết hội chứng chiến tranh mà binh lính Mỹ gặp phải từ thời Chiến tranh Việt Nam đến giờ vẫn đang tác động tới xã hội Mỹ. Nguồn ảnh: VWM.
Cụ thể, nhiều người lính Mỹ sau khi chiến tranh kết thúc mới bắt đầu gặp phải hội chứng này, ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất làm việc và chất lượng cuộc sống. Một phần ít hơn thậm chí còn có cảm xúc tiêu cực, gián tiếp dẫn đến việc thực hiện các hành vi phạm tội. Nguồn ảnh: VWM.
Một báo cáo mới công bố hồi năm 2012, cựu binh Mỹ từng tham gia chiến tranh Việt Nam có tới 22% người chịu ảnh hưởng từng PTSD trực tiếp, 15,7% chịu ảnh hưởng PTSD gián tiếp ở cấp độ nhẹ. Nguồn ảnh: VWM.
Ngoài ra, một loạt các di sản từ chiến tranh Việt Nam khác mà những người cựu binh Mỹ từng phải gặp phải khi tham chiến ở đây tới nay vẫn đeo bám họ như chứng nghiện ngập, ưa bạo lực hay thậm chí là những hành vi vượt ngoài quy chuẩn xã hội do tâm lý bị chấn động mạnh. Nguồn ảnh: VWM.
Mời độc giả xem Video: Binh lính Mỹ trên chiến trường Việt Nam.