Vừa qua, Hàn Quốc đã chính thức phê duyệt chương trình thiết kế và chi ngân sách đóng mới hàng không mẫu hạm hạng nhẹ chạy bằng năng lượng thông thường mang mật danh LPX-II trong kết hoạch quốc phòng trung hạn từ 2020 cho đến 2024.Tập đoàn Hyundai Heavy Industries đã giành được hợp đồng thiết kế vào cuối năm ngoái và dự kiến trong 5 năm tới thì con tàu sân bay này sẽ hoàn thành. Như vậy, Hàn Quốc chính là quốc gia thứ 2 tại Đông Á sau Trung Quốc sở hữu tàu sân bay và là quốc gia thứ 4 tại Châu Á sở hữu tàu sân bay chuyên dụng sau Ấn Độ, Trung Quốc và Thái Lan.Tàu sân bay tương lai của Hàn Quốc sẽ có chiều dài 199m, rộng 31m, tương đương với tàu đổ bộ trực thăng lớp Dokdo tuy nhiên lượng giãn nước đầy tải lên tới 30.000 tấn, hơn Dokdo khoảng 10.000 tấn.
Ảnh: So sánh giữa LPX-II (trái) và Dokdo (phải)Tàu có khả năng triển khai một phi đội tiêm kích hạm tàng hình thế hệ thứ 5 F-35B với số lượng 20 chiếc và một cơ số máy bay trực thăng phối thuộc làm nhiệm vụ.Dẫu vậy, lượng giãn nước của con tàu chỉ 30.000 tấn là quá khiêm tốn, nó còn thua kém cả tàu đổ bộ trực thăng mới lớp Type-075 của Trung Quốc với lượng giãn nước đầy tải là 40.000 tấn chứ chưa thể so kè được với những chiếc tàu sân bay chuyên dụng như Sơn Đông hay Liêu Ninh.Tuy nhiên, đây vẫn có thể coi là một nỗ lực vô cùng to lớn của Hàn Quốc nhằm mở rộng khả năng viễn dương và triển khai tác chiến trên biển cho lực lượng Hải quân của họ.Nhìn tổng quan thì với chiều dài và chiều rộng tương đương tàu đổ bộ Dokdo thì chiếc tàu sân bay mới của Hải quân Hàn Quốc sẽ không thể có được một mặt boong tàu quá rộng để có thể nhanh chóng nhiều chiến đấu cơ trong một thời gian ngắn.Dù sao, đối với một tàu sân bay hạng nhẹ nhưng có thể triển khai được đến 20 chiếc F-35B là một sức mạnh không thể xem thường. Năng lực của những chiếc tiêm kích F-35B được đánh giá rất cao với khả năng tàng hình cực kỳ tiên tiến cùng hệ thống điện tử vô cùng hiện đại.Sự gia tăng sức mạnh quân sự đặc biệt là trong lĩnh vực hải quân của Trung Quốc trong thời gian gần đây khiến cho các quốc gia tại khu vực Đông Á như Nhật Bản và Hàn Quốc đặc biệt lo ngại. Nhật Bản trong năm 2020 đã nâng cấp các tàu đổ bộ trực thăng của mình để có thể tiếp nhận và cất cánh các tiêm kích hạm F-35B khiến cho nó trở thành một tàu sân bay thực thụ. Hàn Quốc cũng nhanh chóng đóng thêm tàu sân bay.Có thể nói, trong thời gian ngắn sắp tới, việc Hàn Quốc có trong tay tàu sân bay sẽ khiến cho tình hình trên biển ở khu vực Đông Bắc Á thêm phần cân bằng, tránh xảy ra tình trạng một lực lượng mạnh vượt trội hơn so với các nước lân cận. Nguồn ảnh: Chosul. Đặc nhiệm người nhái Hàn Quốc huấn luyện đấu dao tay đôi như... trong phim chưởng.
Vừa qua, Hàn Quốc đã chính thức phê duyệt chương trình thiết kế và chi ngân sách đóng mới hàng không mẫu hạm hạng nhẹ chạy bằng năng lượng thông thường mang mật danh LPX-II trong kết hoạch quốc phòng trung hạn từ 2020 cho đến 2024.
Tập đoàn Hyundai Heavy Industries đã giành được hợp đồng thiết kế vào cuối năm ngoái và dự kiến trong 5 năm tới thì con tàu sân bay này sẽ hoàn thành. Như vậy, Hàn Quốc chính là quốc gia thứ 2 tại Đông Á sau Trung Quốc sở hữu tàu sân bay và là quốc gia thứ 4 tại Châu Á sở hữu tàu sân bay chuyên dụng sau Ấn Độ, Trung Quốc và Thái Lan.
Tàu sân bay tương lai của Hàn Quốc sẽ có chiều dài 199m, rộng 31m, tương đương với tàu đổ bộ trực thăng lớp Dokdo tuy nhiên lượng giãn nước đầy tải lên tới 30.000 tấn, hơn Dokdo khoảng 10.000 tấn.
Ảnh: So sánh giữa LPX-II (trái) và Dokdo (phải)
Tàu có khả năng triển khai một phi đội tiêm kích hạm tàng hình thế hệ thứ 5 F-35B với số lượng 20 chiếc và một cơ số máy bay trực thăng phối thuộc làm nhiệm vụ.
Dẫu vậy, lượng giãn nước của con tàu chỉ 30.000 tấn là quá khiêm tốn, nó còn thua kém cả tàu đổ bộ trực thăng mới lớp Type-075 của Trung Quốc với lượng giãn nước đầy tải là 40.000 tấn chứ chưa thể so kè được với những chiếc tàu sân bay chuyên dụng như Sơn Đông hay Liêu Ninh.
Tuy nhiên, đây vẫn có thể coi là một nỗ lực vô cùng to lớn của Hàn Quốc nhằm mở rộng khả năng viễn dương và triển khai tác chiến trên biển cho lực lượng Hải quân của họ.
Nhìn tổng quan thì với chiều dài và chiều rộng tương đương tàu đổ bộ Dokdo thì chiếc tàu sân bay mới của Hải quân Hàn Quốc sẽ không thể có được một mặt boong tàu quá rộng để có thể nhanh chóng nhiều chiến đấu cơ trong một thời gian ngắn.
Dù sao, đối với một tàu sân bay hạng nhẹ nhưng có thể triển khai được đến 20 chiếc F-35B là một sức mạnh không thể xem thường. Năng lực của những chiếc tiêm kích F-35B được đánh giá rất cao với khả năng tàng hình cực kỳ tiên tiến cùng hệ thống điện tử vô cùng hiện đại.
Sự gia tăng sức mạnh quân sự đặc biệt là trong lĩnh vực hải quân của Trung Quốc trong thời gian gần đây khiến cho các quốc gia tại khu vực Đông Á như Nhật Bản và Hàn Quốc đặc biệt lo ngại. Nhật Bản trong năm 2020 đã nâng cấp các tàu đổ bộ trực thăng của mình để có thể tiếp nhận và cất cánh các tiêm kích hạm F-35B khiến cho nó trở thành một tàu sân bay thực thụ. Hàn Quốc cũng nhanh chóng đóng thêm tàu sân bay.
Có thể nói, trong thời gian ngắn sắp tới, việc Hàn Quốc có trong tay tàu sân bay sẽ khiến cho tình hình trên biển ở khu vực Đông Bắc Á thêm phần cân bằng, tránh xảy ra tình trạng một lực lượng mạnh vượt trội hơn so với các nước lân cận. Nguồn ảnh: Chosul.
Đặc nhiệm người nhái Hàn Quốc huấn luyện đấu dao tay đôi như... trong phim chưởng.