Ăn mít kiểu này “độc hơn thạch tín” nhiều người mắc phải

Google News

Mít là loại quả quen thuộc vào mùa hè, giàu kẽm, canxi, sắt... lại có hương vị thơm ngon nên được nhiều người yêu thích.

Tuy nhiên, khi ăn mít bạn cần lưu ý một số điều sau để tránh gây hại sức khỏe bản thân.

An mit kieu nay

Ăn mít không đúng cách sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn - Ảnh: Minh họa

Ăn quá nhiều mít

Mít chứa nhiều đường và có lượng chất cao nên khi bạn ăn quá nhiều mít sẽ gây đầy bụng khó tiêu. Bên cạnh đó, mít có tính cay nóng nên ăn nhiều sẽ gây nóng trong không tốt cho bạn, dễ gây bệnh rôm sảy, mẩn ngứa…

Ăn sữa chua cùng với mít

Nhiều người thường thích ăn sữa chua kết hợp cùng với mít. Tuy nhiên, đây là thói quen khiến bạn rước bệnh mà không biết. Bởi thành phần dinh dưỡng của mít chứa nhiều đường khi kết hợp với sữa chua càng làm tăng thêm đường trong món ăn nên nếu ăn nhiều và ăn lúc đói sẽ gây bệnh liên quan đến dạ dày.

Ăn mít vào buổi tối

Dù có thèm cỡ nào thì bạn cũng đừng bao giờ ăn mít vào buổi tối vì có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Nguyên nhân bởi loại quả này có hàm lượng chất xơ cao, đặc biệt là trong hạt mít nên dễ gây chướng bụng, khó tiêu ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn khiến bạn ọc ạch khó chịu.

Ăn mít lúc đói

Ăn mít lúc đói sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao đột ngột, gây đầy bụng, khó tiêu, ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Do đó, để đảm bảo sức khỏe cách tốt nhất bạn chỉ nên ăn mít sau khi đã ăn cơm khoảng 1-2 tiếng.

Người bệnh suy thận

Mít khá bổ dưỡng và thơm ngon nhưng nó không dành cho những bệnh nhân suy thận mạn. Theo đó, người bị bệnh này ăn mít sẽ khiến lượng kali trong máu tăng cao, dễ dẫn đến tử vong do tim ngừng đập.

Người bị bệnh tiểu đường

Những người mắc tiểu đường đừng bao giờ ăn mít. Bởi mít chứa nhiều đường fructoza và đường glucoza, khi ăn vào được cơ thể hấp thu ngay, dẫn đến hàm lượng đường trong máu tăng cao gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Cách ăn để hát huy hết giá trị của mít:

- Chỉ nên ăn mít sau khi ăn cơm 1-2 tiếng, lưu ý không ăn khi bụng đói bởi ăn lúc đói sẽ khiến cơ thể bị đầy bụng, khó tiêu…

- Nên ăn với lượng vừa phải, với những người mắc bệnh mãn tính, chỉ nên ăn tối đa 80g (khoảng 3-4 múi mít/ngày).

- Nên ăn mít kèm với những hoa quả chín khác để cung cấp đủ nhu cầu vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

- Khi ăn cần nhai kỹ và không ăn vào buổi chiều tối.

- Nếu người nóng trong, hay nổi mụn nhọt, khi ăn mít thì cần bổ sung đủ nước (2-2,5l/ngày) và rau xanh (200-300g/ngày).

- Người bị tiểu đường và gan nhiễm mỡ cần tuyệt đối kiêng mít.

 

Theo Quỳnh Chi/Doisongphapluat

>> xem thêm

Bình luận(0)