Nguyễn Du (1766-1820) là đại thi hào của nước Việt, người đã để lại cho hậu thế tác phẩm Truyện Kiều bất hủ. Nơi an nghỉ của ông nằm ở làng Tiên Điền, xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Theo các sử gia, Nguyễn Du là một nạn nhân của dịch bệnh ở Việt Nam xưa. Ảnh: Nhà bia ở khu lăng mộ Nguyễn Du.Bối cảnh cái chết của Nguyễn Du là năm đầu của triều vua Minh Mạng (1820). Khi đó, một trận dịch đã bùng phát từ mùa thu sang mùa đông, từ phía Nam lan dần ra phía Bắc Việt Nam. Ảnh: Mộ phần đại thi hào Nguyễn Du.Sử cũ chép rằng, khi từ Bình Thuận trở ra đến Quảng Bình có tin báo bệnh dịch, vua đã lấy bạch đậu khấu trong kho và phương thuốc chữa bệnh dịch sai người ban cấp, sắc cho các địa phương mỗi nơi đặt một đàn tế lễ; lại sai bố thí cho các chùa, làm đàn trai cầu đảo…Theo cuốn Đại Nam Thực lục, “dịch phát ở Hà Tiên rồi lan ra toàn quốc”, và vua Minh Mạng dường như đã có lúc trở nên hoảng loạn, nói với các quan rằng: “Theo sách vở chép thì bệnh dịch chẳng qua chỉ một châu một huyện, chưa có bao giờ theo mặt đất lan khắp như ngày nay”.Một chỉ dụ của vua Minh Mạng ban bố trong thời điểm này, được Đại Nam Thực lục ghi lại, đã cung cấp những chi tiết đáng chú ý về tình hình dịch bệnh và cái chết của đại thi hào Nguyễn Du. Ảnh: Nhà trưng bày hiện vật của đại thi hào Nguyễn Du ở làng Tiên Điền.Chí dụ viết về dịch bệnh như sau: "Gần đây lệ khí lan tràn từ Gia Định trở ra đến Quảng Bình nhiều người ốm chết, trẫm nghe thấy rất lấy làm thương”... “Trẫm từ khi lên ngôi đến giờ, nau náu nơm nớp, chỉ sợ chưa hợp ý trời, nay đại hạn và ôn dịch làm tai vạ, có lẽ là trời răn ta bất đức chăng?”. Ảnh: Đồ uống rượu Nguyễn Du dùng khi ở Tiên Điền.Về cái chết của Nguyễn Du: "Hữu Tham tri Lễ bộ là Nguyễn Du chết. Du là người Nghệ An rộng học giỏi thơ, càng giỏi về quốc ngữ. Đến bây giờ có mệnh sai sang nước Thanh, chưa đi thì chết. Vua thương tiếc, cho 20 lạng bạc, 1 cây gấm Tống...". Ảnh: Trong đền thờ Nguyễn Du ở Tiên Điền.Các tư liệu không nói rõ đây là dịch bệnh gì, nhưng qua ghi chép “Vua lấy bạch đậu khấu trong kho và phương thuốc chữa dịch sai người ban cấp”, thì khi đó triều đình nhận thức rằng đây là trận dịch tả.Trên bình diện quốc tế, trận dịch 1820 trùng với thời điểm đại dịch tả đang càn quét nhiều khu vực châu Á. Trận dịch này bùng phát ở Ấn Độ năm 1816 và tràn sang Đông Nam Á những năm sau đó, khiến hàng trăm nghìn người chết với các triệu chứng sốt xuất huyết, nôn ra máu đen.Đặc biệt, Đại Nam Thực lục cũng nêu ra mối liên hệ giữa trận dịch ở Việt Nam năm 1820 với đại dịch ở châu Á lúc đó, qua lời tâu của quan đại thần Phạm Đăng Hưng rằng “thần nghe dịch bệnh từ Tây dương sang”. Thời đó, có nhiều thuyền buôn từ phía Tây đến các hải cảng của Việt Nam.Xâu chuỗi các tư liệu lịch sử, không khó để hình dung ra bức tranh chết chóc của một đại dịch bao trùm châu Á đầu thế kỷ 19, mà Việt Nam chỉ là một trong nhiều quốc gia bị ảnh hưởng, và đại thi hào Nguyễn Du chỉ là một trong vô số nạn nhân. Sau tròn 200 năm, thảm kịch đã may mắn không lặp lại với Việt Nam.
Mời quý độc giả xem video: Tín ngưỡng thờ mẫu Việt Nam: Di sản nhân loại. Nguồn: VTC1.
Nguyễn Du (1766-1820) là đại thi hào của nước Việt, người đã để lại cho hậu thế tác phẩm Truyện Kiều bất hủ. Nơi an nghỉ của ông nằm ở làng Tiên Điền, xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Theo các sử gia, Nguyễn Du là một nạn nhân của dịch bệnh ở Việt Nam xưa. Ảnh: Nhà bia ở khu lăng mộ Nguyễn Du.
Bối cảnh cái chết của Nguyễn Du là năm đầu của triều vua Minh Mạng (1820). Khi đó, một trận dịch đã bùng phát từ mùa thu sang mùa đông, từ phía Nam lan dần ra phía Bắc Việt Nam. Ảnh: Mộ phần đại thi hào Nguyễn Du.
Sử cũ chép rằng, khi từ Bình Thuận trở ra đến Quảng Bình có tin báo bệnh dịch, vua đã lấy bạch đậu khấu trong kho và phương thuốc chữa bệnh dịch sai người ban cấp, sắc cho các địa phương mỗi nơi đặt một đàn tế lễ; lại sai bố thí cho các chùa, làm đàn trai cầu đảo…
Theo cuốn Đại Nam Thực lục, “dịch phát ở Hà Tiên rồi lan ra toàn quốc”, và vua Minh Mạng dường như đã có lúc trở nên hoảng loạn, nói với các quan rằng: “Theo sách vở chép thì bệnh dịch chẳng qua chỉ một châu một huyện, chưa có bao giờ theo mặt đất lan khắp như ngày nay”.
Một chỉ dụ của vua Minh Mạng ban bố trong thời điểm này, được Đại Nam Thực lục ghi lại, đã cung cấp những chi tiết đáng chú ý về tình hình dịch bệnh và cái chết của đại thi hào Nguyễn Du. Ảnh: Nhà trưng bày hiện vật của đại thi hào Nguyễn Du ở làng Tiên Điền.
Chí dụ viết về dịch bệnh như sau: "Gần đây lệ khí lan tràn từ Gia Định trở ra đến Quảng Bình nhiều người ốm chết, trẫm nghe thấy rất lấy làm thương”... “Trẫm từ khi lên ngôi đến giờ, nau náu nơm nớp, chỉ sợ chưa hợp ý trời, nay đại hạn và ôn dịch làm tai vạ, có lẽ là trời răn ta bất đức chăng?”. Ảnh: Đồ uống rượu Nguyễn Du dùng khi ở Tiên Điền.
Về cái chết của Nguyễn Du: "Hữu Tham tri Lễ bộ là Nguyễn Du chết. Du là người Nghệ An rộng học giỏi thơ, càng giỏi về quốc ngữ. Đến bây giờ có mệnh sai sang nước Thanh, chưa đi thì chết. Vua thương tiếc, cho 20 lạng bạc, 1 cây gấm Tống...". Ảnh: Trong đền thờ Nguyễn Du ở Tiên Điền.
Các tư liệu không nói rõ đây là dịch bệnh gì, nhưng qua ghi chép “Vua lấy bạch đậu khấu trong kho và phương thuốc chữa dịch sai người ban cấp”, thì khi đó triều đình nhận thức rằng đây là trận dịch tả.
Trên bình diện quốc tế, trận dịch 1820 trùng với thời điểm đại dịch tả đang càn quét nhiều khu vực châu Á. Trận dịch này bùng phát ở Ấn Độ năm 1816 và tràn sang Đông Nam Á những năm sau đó, khiến hàng trăm nghìn người chết với các triệu chứng sốt xuất huyết, nôn ra máu đen.
Đặc biệt, Đại Nam Thực lục cũng nêu ra mối liên hệ giữa trận dịch ở Việt Nam năm 1820 với đại dịch ở châu Á lúc đó, qua lời tâu của quan đại thần Phạm Đăng Hưng rằng “thần nghe dịch bệnh từ Tây dương sang”. Thời đó, có nhiều thuyền buôn từ phía Tây đến các hải cảng của Việt Nam.
Xâu chuỗi các tư liệu lịch sử, không khó để hình dung ra bức tranh chết chóc của một đại dịch bao trùm châu Á đầu thế kỷ 19, mà Việt Nam chỉ là một trong nhiều quốc gia bị ảnh hưởng, và đại thi hào Nguyễn Du chỉ là một trong vô số nạn nhân. Sau tròn 200 năm, thảm kịch đã may mắn không lặp lại với Việt Nam.
Mời quý độc giả xem video: Tín ngưỡng thờ mẫu Việt Nam: Di sản nhân loại. Nguồn: VTC1.