Bé 1 tuổi tử vong khi ăn thạch: Lời cảnh tỉnh cho các bậc cha mẹ

Google News

(Kiến Thức) - Thạch, món ăn được trẻ đặc biệt yêu thích, cũng ẩn chứa những nguy cơ đáng sợ như bị hóc, có thể nguy hiểm tính mạng nếu không được sơ cứu kịp thời, đúng cách. Mới đây, một bé trai Singapore đã tử vong sau khi ăn thạch.

Trang tin Asia One đã chia sẻ một câu chuyện đau lòng được đăng trên Facebook về trường hợp bé trai một tuổi rưỡi đến từ Philippines, bị nghẹn dẫn tới tử vong sau khi ăn thạch vào ngày 15/11.
Sau khi ăn loại thạch này, bé đã bị hóc và gần như không có khả năng thở sau đó. Cậu bé lập tức được đưa đi cấp cứu nhưng được tuyên bố đã qua đời. Tuy nhiên, chỉ sau 26 phút, bé đã được hồi sức cấp cứu và tỉnh lại.
Be 1 tuoi tu vong khi an thach: Loi canh tinh cho cac bac cha me
Bé trai một tuổi rưỡi đến từ Philippines, bị nghẹn dẫn tới tử vong sau khi ăn thạch vào ngày 15/11. 
Mặc dù bé trai đã tỉnh nhưng các tế bào não có thể bị tổn thương vĩnh viễn sau khoảng bốn đến sáu phút không lưu thông máu và sau khoảng 10 phút, các tế bào não này sẽ ngừng hoạt động và cuối cùng sẽ chết. Ở trường hợp này, trong suốt 26 phút, máu không hề lưu thông trong não.
Vậy nên cậu bé không tỉnh dậy hoàn toàn mà rơi vào trạng thái hôn mê sâu sau cấp cứu. Bên cạnh đó, cậu bé bắt đầu bị suy đa tạng, số lượng huyết sắc tố giảm mạnh, lượng đường tăng cao cũng như xuất huyết máu và một số triệu chứng khác. Sau 2 ngày chiến đấu thật kiên cường, cậu bé đã trút hơi thở cuối cùng vào ngày 22/11.
Trước đó, có rất nhiều trường hợp trẻ nhỏ tử vong vì hóc thạch rau câu khiến mọi người không khỏi lo sợ. Trước đó, bé N.H.Đ (Nghệ An) ăn thạch rau câu thì bị hóc, sau đó nhanh chóng tử vong.
Vào năm 2018, cả nước được một phen chấn động khi xảy ra liên tiếp những vụ trẻ tử vong do hóc thạch. Cuối tháng 12 năm 2018, Khoa Hồi sức chống độc, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An tiếp nhận một bé trai 11 tháng tuổi (Cửa Lò, Nghệ An) bị hóc thạch rau câu.
Người nhà lập tức đưa đến bệnh viện tình trạng hôn mê sâu, ngừng tim, ngừng thở phải hồi sức tim phổi nhưng đồng tử 2 bên đã giãn, không còn phản xạ thần kinh.
Trường hợp đau lòng này một lần nữa cho thấy tầm quan trọng của việc chăm sóc trẻ nhỏ, cần phải kiểm soát xem chúng ăn gì, ăn ra sao và những hoạt động khác.
Be 1 tuoi tu vong khi an thach: Loi canh tinh cho cac bac cha me-Hinh-2
Thạch rau câu mềm, to, dễ bít chặt đường thở của trẻ khi bị hóc. Ảnh minh họa. 
Trước thông tin nhiều trẻ tử vong do bị nghẹn thạch rau câu, bác sỹ Nguyễn Hùng Mạnh - Trưởng khoa Hồi sức Chống độc cho biết, bệnh viện tiếp nhận nhiều ca hóc dị vật đều rơi vào các cháu nhỏ. Các cháu bị hóc dị vật trong lúc chơi đùa hoặc ăn uống.
Cũng theo các bác sĩ, thời gian vàng để cứu trẻ khi bị hóc dị vật chỉ trong khoảng 5 đến 10 phút, nếu chậm trễ sẽ vô phương cứu chữa. Trường hợp cứu được cũng dễ để lại di chứng nặng nề. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần quan tâm quan sát khi trẻ ăn hoặc nuốt đồ chơi.
Đồng quan điểm, ThS.BS Trần Thị Thu Loan, nguyên Trưởng khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP HCM, bác sĩ điều trị cấp cao Khoa Nhi & Nhi sơ sinh, Bệnh viện FV cho biết: "Hóc dị vật, đặc biệt là thạch rau câu ở trẻ nhỏ vô cùng nguy hiểm. Bởi, dị vật cứng còn có thể văng ra khi trẻ ho, nhưng thạch rau câu mềm, to, dễ bít chặt đường thở".
Tuy nhiên, không phải phụ huynh nào cũng biết cách sơ cứu để giúp trẻ nôn ói dị vật, nhiều người đã thò tay móc họng làm dị vật lọt sâu thêm, hoặc luống cuống ôm trẻ tới bệnh viện, khi tới nơi trẻ đã tím tái, tử vong vì nghẹt thở.
Chia sẻ về tỷ lệ cứu sống trẻ do hóc thạch, bác sĩ Nguyễn Hữu Toàn - Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu – Chống độc, Bệnh viện Phổi Nghệ An nhấn mạnh: "Các dị vật khác có hình góc cạnh thì có nhiều cơ hội cứu chữa khi vẫn có oxy lọt qua các khe hở. Riêng thạch là hình tròn, nhẵn sẽ bịt chặt ngay đầu đường thở nếu không biết cách sẽ dẫn đến ngưng thở và tử vong.
“Đặc biệt, trẻ dưới 2 tuổi thì phản xạ đường thở chưa hoàn thiện rất dễ hóc, nhất là thạch thường có hình tròn, trơn nên việc cho trẻ ăn thạch cần hạn chế”, BS Toàn nói.
Qua tai nạn thương tâm trên, bác sĩ khuyến cáo các bậc cha mẹ nên tập cho con em mình thói quen ăn uống, nhai nuốt an toàn để tránh thức ăn rơi vào đường thở hoặc loại trừ xương thịt - cá, hạt của các loại trái cây. Trong lúc đang ăn tuyệt đối không nô đùa.
Nếu trẻ hóc dị vật, người lớn tuyệt đối không đưa tay móc miệng trẻ để lấy ra, hành động trên chẳng những không lấy được dị vật mà còn đẩy nó vào sâu hơn. Mỗi phụ huynh cần chủ động tìm hiểu và trang bị cho mình những kiến thức cơ bản liên quan đến sơ cấp cứu tại chỗ nói chung và sơ cứu dị vật đường thở nói riêng để kịp thời xử lý trong trường hợp chẳng may bé gặp tai nạn.
Mời quý độc giả xem video về tai nạn trẻ em:

 


Thảo Nguyên (TH)

>> xem thêm

Bình luận(0)