Tây Hồ là một hồ nước ngọt nổi tiếng nằm ở phía Tây thành phố Hàng Châu, thuộc tỉnh Chiết Giang, thuộc miền Đông Trung Quốc.Hồ nước này đã được biết đến trong sử sách Trung Quốc từ thời cổ đại. Đến giữa thời nhà Đường, khi nhà thơ nổi tiếng Bạch Cư Dị tới Hàng Châu làm thứ sử (822-825), ông đã cho cải tạo Tây Hồ, biến nó thành một công trình thủy lợi hữu ích và một phong cảnh đẹp với việc đắp thêm một con đê, được gọi là đê Bạch.Khoảng 200 năm sau, dưới thời nhà Tống, một nhà thơ lớn khác là Tô Đông Pha cũng đã đến Hàng Châu làm thứ sử. Ông ra lệnh nạo vét, cải tạo hồ và đắp thêm một con đê khắc theo kiểu của đê Bạch, nhưng rộng hơn và dài gấp gần ba lần, phía trên trồng liễu. Con đê này được đặt tên là đê Tô và cũng trở thành là một trong những cảnh đẹp của Tây Hồ như đê Bạch.Trải qua các thời kỳ khác nhau, có thêm nhiều công trình được xây dựng quanh hồ, khiến Tây Hồ Hàng Châu trở thành một thắng cảnh nổi tiếng toàn Trung Quốc.Ngày nay, diện tích của khu vực hồ khoảng 6,3 km², trong đó phần diện tích chứa nước khoảng 5,66 km². Hồ được chia ra 3 phần bởi ba con đê ngăn là đê Tô, đê Bạch và đê Dương Công. Hồ cũng có thể chia thành 5 hồ nhỏ gọi là Ngoại Tây Hồ, Lí Tây Hồ, Hậu Tây Hồ, Tiểu Nam Hồ và Nhạc Hồ. Trong hồ có 1 ngọn núi thấp (đồi) gọi là Cô Sơn chiếm diện tích khoảng 200.000 m² và 3 đảo là Hồ Tâm Đình, Tiểu Doanh Châu, Nguyễn Công Đôn.Vẻ đẹp của Tây Hồ được cô đọng qua Tây Hồ thập cảnh (Mười cảnh đẹp của Tây Hồ), mỗi phong cảnh này đều được đánh dấu bằng một cái bia với tên gọi được chính hoàng đế Càn Long nhà Thanh viết theo kiểu thư pháp.10 cảnh đẹp đó là: Tô đê xuân hiểu (Buổi sáng mùa xuân trên đê Tô); Liễu lãng văn oanh (Chim oanh hót trong bụi liễu); Hoa cảng quan ngư (Xem cá tại ao hoa); Khúc viện phong hà (Hương sen thổi nhẹ tại sân cong); Nam Bình vãn chung (Chuông chiều ở núi Nam Bình); Bình hồ thu nguyệt (Trăng mùa thu trên hồ yên bình); Lôi Phong tịch chiếu ([Tháp] Lôi Phong trong ánh sáng buổi chiều); Tam đàm ấn nguyệt (Ba đầm nước phản chiếu ánh trăng); Đoạn kiều tàn tuyết (Tuyết còn sót lại trên cầu gãy); Song phong sáp vân (Hai ngọn núi đâm vào mây).Bên cạnh Tây Hồ Thập Cảnh, nơi đây có có nhiều địa điểm nổi tiếng khác như Nhạc Vương Miếu, Chùa Linh Ẩn, hệ thống núi, đồi và vườn bao quanh...Giữa lòng hồ còn có ba Tam đàn ấn nguyệt - công trình bằng đá có vai trò canh nước trong hồ không quá cao cũng không quá cạn. Các Tam đàn ấn nguyệt được coi là hình ảnh mang tính biểu tượng của Tây Hồ Hàng Châu.Trong văn hóa Trung Quốc, Tây Hồ được cho là sự hóa thân của Tây Thi, một trong Tứ đại mỹ nhân Trung Hoa thời Trung Quốc cổ đại. Kể từ thời xưa xưa, Tây Hồ đã gắn liền với nhiều nhà thơ lãng mạn, nhà triết học thâm thúy, các vị anh hùng dân tộc.Tây Hồ đã có ảnh hưởng sâu đậm tới nghệ thuật thiết kế cảnh quan ở Trung Quốc cũng như ở Nhật Bản và Triều Tiên trong nhiều thế kỷ. Tên gọi "Tây Hồ" cũng được sử dụng cho một số hồ khác ở Trung Quốc và các nước láng giềng khác như Nhật Bản với hồ Saiko.Cảnh quan văn hóa Tây Hồ của Trung Quốc đã được UNESCO đưa vào danh sách Di sản văn hóa thế giới năm 2011.
Tây Hồ là một hồ nước ngọt nổi tiếng nằm ở phía Tây thành phố Hàng Châu, thuộc tỉnh Chiết Giang, thuộc miền Đông Trung Quốc.
Hồ nước này đã được biết đến trong sử sách Trung Quốc từ thời cổ đại. Đến giữa thời nhà Đường, khi nhà thơ nổi tiếng Bạch Cư Dị tới Hàng Châu làm thứ sử (822-825), ông đã cho cải tạo Tây Hồ, biến nó thành một công trình thủy lợi hữu ích và một phong cảnh đẹp với việc đắp thêm một con đê, được gọi là đê Bạch.
Khoảng 200 năm sau, dưới thời nhà Tống, một nhà thơ lớn khác là Tô Đông Pha cũng đã đến Hàng Châu làm thứ sử. Ông ra lệnh nạo vét, cải tạo hồ và đắp thêm một con đê khắc theo kiểu của đê Bạch, nhưng rộng hơn và dài gấp gần ba lần, phía trên trồng liễu. Con đê này được đặt tên là đê Tô và cũng trở thành là một trong những cảnh đẹp của Tây Hồ như đê Bạch.
Trải qua các thời kỳ khác nhau, có thêm nhiều công trình được xây dựng quanh hồ, khiến Tây Hồ Hàng Châu trở thành một thắng cảnh nổi tiếng toàn Trung Quốc.
Ngày nay, diện tích của khu vực hồ khoảng 6,3 km², trong đó phần diện tích chứa nước khoảng 5,66 km². Hồ được chia ra 3 phần bởi ba con đê ngăn là đê Tô, đê Bạch và đê Dương Công. Hồ cũng có thể chia thành 5 hồ nhỏ gọi là Ngoại Tây Hồ, Lí Tây Hồ, Hậu Tây Hồ, Tiểu Nam Hồ và Nhạc Hồ. Trong hồ có 1 ngọn núi thấp (đồi) gọi là Cô Sơn chiếm diện tích khoảng 200.000 m² và 3 đảo là Hồ Tâm Đình, Tiểu Doanh Châu, Nguyễn Công Đôn.
Vẻ đẹp của Tây Hồ được cô đọng qua Tây Hồ thập cảnh (Mười cảnh đẹp của Tây Hồ), mỗi phong cảnh này đều được đánh dấu bằng một cái bia với tên gọi được chính hoàng đế Càn Long nhà Thanh viết theo kiểu thư pháp.
10 cảnh đẹp đó là: Tô đê xuân hiểu (Buổi sáng mùa xuân trên đê Tô); Liễu lãng văn oanh (Chim oanh hót trong bụi liễu); Hoa cảng quan ngư (Xem cá tại ao hoa); Khúc viện phong hà (Hương sen thổi nhẹ tại sân cong); Nam Bình vãn chung (Chuông chiều ở núi Nam Bình); Bình hồ thu nguyệt (Trăng mùa thu trên hồ yên bình); Lôi Phong tịch chiếu ([Tháp] Lôi Phong trong ánh sáng buổi chiều); Tam đàm ấn nguyệt (Ba đầm nước phản chiếu ánh trăng); Đoạn kiều tàn tuyết (Tuyết còn sót lại trên cầu gãy); Song phong sáp vân (Hai ngọn núi đâm vào mây).
Bên cạnh Tây Hồ Thập Cảnh, nơi đây có có nhiều địa điểm nổi tiếng khác như Nhạc Vương Miếu, Chùa Linh Ẩn, hệ thống núi, đồi và vườn bao quanh...
Giữa lòng hồ còn có ba Tam đàn ấn nguyệt - công trình bằng đá có vai trò canh nước trong hồ không quá cao cũng không quá cạn. Các Tam đàn ấn nguyệt được coi là hình ảnh mang tính biểu tượng của Tây Hồ Hàng Châu.
Trong văn hóa Trung Quốc, Tây Hồ được cho là sự hóa thân của Tây Thi, một trong Tứ đại mỹ nhân Trung Hoa thời Trung Quốc cổ đại. Kể từ thời xưa xưa, Tây Hồ đã gắn liền với nhiều nhà thơ lãng mạn, nhà triết học thâm thúy, các vị anh hùng dân tộc.
Tây Hồ đã có ảnh hưởng sâu đậm tới nghệ thuật thiết kế cảnh quan ở Trung Quốc cũng như ở Nhật Bản và Triều Tiên trong nhiều thế kỷ. Tên gọi "Tây Hồ" cũng được sử dụng cho một số hồ khác ở Trung Quốc và các nước láng giềng khác như Nhật Bản với hồ Saiko.
Cảnh quan văn hóa Tây Hồ của Trung Quốc đã được UNESCO đưa vào danh sách Di sản văn hóa thế giới năm 2011.