Đầu tiên là cần đạp chân phanh bởi nó sẽ giúp “khóa” cả 4 bánh xe, làm giảm tốc độ phương tiện một cách nhanh chóng.
Sau đó, tài xế nên nhả một phần lớn áp lực ở chân phanh, quay vô lăng ¼ đến ½ vòng và chỉ nên dừng lại ở khoảng đó. Bởi nếu quay quá đà có thể làm bánh trước mất độ bám đường và xe lao về phía chướng ngại vật.
Đừng chăm chăm nhìn vào chướng ngại vật mà hãy quan sát hướng muốn chiếc xe đi đến và không quên vẫn giữ chân phanh.
Sau khi đã chắc chắn “thoát” khỏi chướng ngại vật, đưa xe trở lại làn đường và vẫn quan sát phía trước, đề phòng những vấn đề khác có thể xảy ra. Cuối cùng là lấy lại thăng bằng cho “xế yêu”, vẫn đặt chân ở chân phanh cho đến khi xe dừng hẳn.
Có một điều tài xế luôn luôn phải ghi nhớ là phanh trước rồi mới đánh lái. Nếu không, nguy cơ sẽ tăng lên. Việc chuyển hướng có thể không thả thi trong một số trường hợp như giao thông đông đúc, đường có rào chắn. Trong khi đó, khi người lái đang loay hoay tìm “lối thoát” cho xe thì phương tiện vẫn lao về phía chướng ngại vật, gây tình trạng hoản loạn, bối rối.
Tài xế có giải quyết thành công sự cố hay không phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ. Bởi nếu ở tốc độ lớn, phương tiện sẽ không thể vòng đủ rộng để tránh chướng ngại vật, hoặc có thể đuôi xe sẽ văng vào. Bởi vậy, giảm tốc độ sẽ cho tài xế có thêm thời gian để phản ứng chính xác hơn, đồng thời làm tăng độ bám đường của các bánh xe. Ngoài ra, nó còn giúp cảnh báo các tài xế khác phía sau.
Tốt hơn hết nên dành thời gian để thực hành kỹ thuật này trong một bãi đỗ xe rộng. Càng hiểu rõ hơn về phản ứng của phương tiện, người lái càng xử lý tốt hơn khi gặp tình huống thực tế.