Giả bị cướp, gã nhân viên lộ chuyện lừa công ty tiền tỷ

Google News

Lợi dụng nhiệm vụ được giao, Quyền làm giả nhiều đơn đặt hàng để xin công ty cho tạm ứng tiền mua vật tư, sau đó chiếm đoạt với số tiền gần 2 tỷ đồng.

Theo báo Vnexpress, ngày 13/3, Công an TP HCM bắt giam Lê Mậu Nhất Quyền (29 tuổi) về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Quyền là nhân viên Công ty cổ phần Sài Gòn Traco ở quận 4, có nhiệm vụ tìm mua vật tư, cung cấp dịch vụ tàu biển cho khách hàng. Khi nhận đơn hàng của khách, anh ta được công ty tạm ứng tiền mua vật tư.
Theo điều tra, trong 6 tháng cuối năm 2015, Quyền dùng email giả, gửi đến công ty vờ là khách đặt hàng. Căn cứ trên "đơn hàng" này, anh ta làm thủ tục đề nghị công ty tạm ứng tiền mua vật tư. Tổng cộng, Quyền đã lấy được gần 2 tỷ đồng.
Gia bi cuop, ga nhan vien lo chuyen lua cong ty tien ty
Bị can Lê Mậu Nhất Quyền (Ảnh: báo Công an nhân dân) 
Liên quan đến vụ việc, báo Công an nhân dân cho biết, ngày 30/10/2015, Quyền đến trụ sở Công an quận 4, phường 12 trình báo bị cướp giật 270 triệu đồng. Quyền cho biết đây là tiền Quyền nhận của khách hàng để nộp về công ty.
Sau khi nhận thông tin, cơ quan Công an đã thông báo cho Giám đốc Công ty Sài Gòn Traco biết và yêu cầu phối hợp để làm rõ. Kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ chứng từ Quyền đã tạm ứng của công ty để mua vật tư cung, cung ứng cho các đơn đặt hàng phát hiện tất cả các hóa đơn, chứng từ, tài liệu, con dấu của đối tác đều bị làm giả.
Báo Vnexpress cũng cho hay, hiện, gia đình Quyền nộp lại 700 triệu đồng khắc phục một phần hậu quả.
Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ năm 2009):
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo
Theo ĐSPL

>> xem thêm

Bình luận(0)