Những năm gần đây, nhiều câu chuyện có thật về người rừng Việt Nam xuất hiện với các chi tiết ly kỳ gây xôn xao.Vì lý do khác nhau, họ sống tách bạch với thế giới bên ngoài, chọn rừng già làm nơi trú ngụ. Trong hình là "người rừng" Hồ Văn Châu, ông chọn sống lẻ loi giữa rừng sâu lưng chừng núi Cà Đam, huyện vùng cao Trà Bồng (Quảng Ngãi). Nguồn ảnh: Zing.Người đàn ông này tự trồng lương thực, bẫy thú rừng, uống nước suối, trơ trọi một thân một mình giữa đại ngàn. Nguồn ảnh: Zing.Đây không phải lần đầu ở Việt Nam xuất hiện người rừng, ẩn dật ở nơi sơn cùng thủy tận. Tháng 6/2014, người dân thôn Plei Ơi, (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, Gia Lai) phát hiện một người đàn ông sống trong hang đá gần 10 năm. Siu Broang - tên của “người rừng” - khoảng 35 tuổi, chọn khu vực một bên vách núi cao, một bên sông Ayun hiểm trở để sống. Nguồn ảnh: Lao động.Siu Broang có biệt tài nhảy trên hốc đá như vượn. Người đàn ông này không nói được tiếng Kinh. Sau khi tìm thấy Siu Broang, chính quyền đã quyết định đưa anh về sống hòa nhập với cộng đồng. Nguồn ảnh: An ninh Thủ đô.Tháng 8 năm 2013, người rừng Hồ Văn Lang và cha là ông Hồ Văn Thanh (ở thôn Trà Kem, xã Trà Xinh, huyện miền núi Tây Trà (Quảng Ngãi) đã được người dân đưa về làng sinh sống, tái hòa nhập cộng đồng. Trước đó 40 năm, ông Hồ Văn Lang đã đưa người con Hồ Văn Thanh (khi đó được 1 tuổi) vào rừng sâu sống cuộc sống hoang dã. Ảnh người rừng Hồ Văn Thanh. Nguồn ảnh: Tiền Phong.Câu chuyện của hai cha con người rừng Quảng Ngãi đã từng gây xôn xao dư luận trong và ngoài nước thời gian dài. Ông Thanh sống cùng vợ và 4 đứa con. Tuy nhiên, trong một cuộc oanh tạc của không quân Mỹ, gia đình ông bị một quả bom rơi trúng và nổ ngay trong nhà. Quá đau đớn và hoảng loạn vì vụ nổ cướp đi sinh mạng hai người con ngay trước mắt, ông Thanh mang theo đứa con tên Lang chạy vào rừng sâu để trốn. Nguồn ảnh: Tiền Phong.Trong 40 năm, hai cha con người rừng Quảng Ngãi đã sống trên căn chòi như tổ chim, treo chót vót trên một thân cổ thụ giữa rừng sâu. Nguồn ảnh: Lao động.Họ mặc khố bện bằng vỏ cây, thức ăn vào rừng tìm kiếm, săn bắt, hái lượm. Nguồn ảnh: Lao động.Rìu và dao được hai cha con người rừng tự "chế" để sử dụng hàng ngày. Nguồn ảnh: Lao động.Hơn 20 năm, ông Chu Văn Chìu (SN 1953, xã Kiên Đài, huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang) rời bỏ thôn xóm vào rừng sống kiếp nguyên thủy. "Người rừng” ấy trước đây có vợ, nhưng vì bất hòa trong cuộc sống hàng ngày, ông đã đau khổ và tuyệt vọng trốn biệt vào khu rừng Đán Lạ (thôn Khun Mạ, xã Kiên Đài) và không trở về.Sống trong rừng 32 năm, gia đình A Sáng (tên thật là Gịp A Dưỡng), người thôn Hải Thủy, xã Hải Ninh, huyện Bắc Bình, Bình Thuận hoàn toàn tách biệt với thế giới bên ngoài. Khi A Sáng 50 tuổi, anh đã có 32 năm sống giữa rừng. Nguồn ảnh: Pháp luật TP HCM.Nhà nghèo, từ nhỏ A Sáng đã lên rừng lấy nhựa thông về bán. Rừng xa, ban đầu mỗi tuần anh về nhà một lần, rồi nửa tháng, rồi có khi ở hẳn nhiều tháng không về, chỉ xuống bãi bán dầu rồi lại trở lên. Từ năm 1982, anh ở lại hẳn trong rừng. Nguồn ảnh: Pháp luật TP HCM.
Những năm gần đây, nhiều câu chuyện có thật về người rừng Việt Nam xuất hiện với các chi tiết ly kỳ gây xôn xao.Vì lý do khác nhau, họ sống tách bạch với thế giới bên ngoài, chọn rừng già làm nơi trú ngụ. Trong hình là "người rừng" Hồ Văn Châu, ông chọn sống lẻ loi giữa rừng sâu lưng chừng núi Cà Đam, huyện vùng cao Trà Bồng (Quảng Ngãi). Nguồn ảnh: Zing.
Người đàn ông này tự trồng lương thực, bẫy thú rừng, uống nước suối, trơ trọi một thân một mình giữa đại ngàn. Nguồn ảnh: Zing.
Đây không phải lần đầu ở Việt Nam xuất hiện người rừng, ẩn dật ở nơi sơn cùng thủy tận. Tháng 6/2014, người dân thôn Plei Ơi, (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, Gia Lai) phát hiện một người đàn ông sống trong hang đá gần 10 năm. Siu Broang - tên của “người rừng” - khoảng 35 tuổi, chọn khu vực một bên vách núi cao, một bên sông Ayun hiểm trở để sống. Nguồn ảnh: Lao động.
Siu Broang có biệt tài nhảy trên hốc đá như vượn. Người đàn ông này không nói được tiếng Kinh. Sau khi tìm thấy Siu Broang, chính quyền đã quyết định đưa anh về sống hòa nhập với cộng đồng. Nguồn ảnh: An ninh Thủ đô.
Tháng 8 năm 2013, người rừng Hồ Văn Lang và cha là ông Hồ Văn Thanh (ở thôn Trà Kem, xã Trà Xinh, huyện miền núi Tây Trà (Quảng Ngãi) đã được người dân đưa về làng sinh sống, tái hòa nhập cộng đồng. Trước đó 40 năm, ông Hồ Văn Lang đã đưa người con Hồ Văn Thanh (khi đó được 1 tuổi) vào rừng sâu sống cuộc sống hoang dã. Ảnh người rừng Hồ Văn Thanh. Nguồn ảnh: Tiền Phong.
Câu chuyện của hai cha con người rừng Quảng Ngãi đã từng gây xôn xao dư luận trong và ngoài nước thời gian dài. Ông Thanh sống cùng vợ và 4 đứa con. Tuy nhiên, trong một cuộc oanh tạc của không quân Mỹ, gia đình ông bị một quả bom rơi trúng và nổ ngay trong nhà. Quá đau đớn và hoảng loạn vì vụ nổ cướp đi sinh mạng hai người con ngay trước mắt, ông Thanh mang theo đứa con tên Lang chạy vào rừng sâu để trốn. Nguồn ảnh: Tiền Phong.
Trong 40 năm, hai cha con người rừng Quảng Ngãi đã sống trên căn chòi như tổ chim, treo chót vót trên một thân cổ thụ giữa rừng sâu. Nguồn ảnh: Lao động.
Họ mặc khố bện bằng vỏ cây, thức ăn vào rừng tìm kiếm, săn bắt, hái lượm. Nguồn ảnh: Lao động.
Rìu và dao được hai cha con người rừng tự "chế" để sử dụng hàng ngày. Nguồn ảnh: Lao động.
Hơn 20 năm, ông Chu Văn Chìu (SN 1953, xã Kiên Đài, huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang) rời bỏ thôn xóm vào rừng sống kiếp nguyên thủy. "Người rừng” ấy trước đây có vợ, nhưng vì bất hòa trong cuộc sống hàng ngày, ông đã đau khổ và tuyệt vọng trốn biệt vào khu rừng Đán Lạ (thôn Khun Mạ, xã Kiên Đài) và không trở về.
Sống trong rừng 32 năm, gia đình A Sáng (tên thật là Gịp A Dưỡng), người thôn Hải Thủy, xã Hải Ninh, huyện Bắc Bình, Bình Thuận hoàn toàn tách biệt với thế giới bên ngoài. Khi A Sáng 50 tuổi, anh đã có 32 năm sống giữa rừng. Nguồn ảnh: Pháp luật TP HCM.
Nhà nghèo, từ nhỏ A Sáng đã lên rừng lấy nhựa thông về bán. Rừng xa, ban đầu mỗi tuần anh về nhà một lần, rồi nửa tháng, rồi có khi ở hẳn nhiều tháng không về, chỉ xuống bãi bán dầu rồi lại trở lên. Từ năm 1982, anh ở lại hẳn trong rừng. Nguồn ảnh: Pháp luật TP HCM.