Tính tới thời điểm này, tham gia công tác tìm kiếm máy bay Malaysia gặp nạn, Việt Nam có 3 máy bay, 6 tàu (số lượng có thể tăng); phía Malaysia đã có 6 máy bay và 6 tàu; Trung Quốc điều 2 máy bay và 14 tàu; Philippine điều 1 máy bay, 3 tàu; Singapore có 1 máy bay cùng tham gia tìm kiếm trên khu vực rộng và Mỹ điều P-3C Orion từ căn cứ Kadena (Nhật) cùng tàu khu trục USS Pinckney (DDG-91) cùng 2 trực thăng MH-60R.
Ba chiếc máy bay Việt Nam đang tham gia công tác tìm kiếm đều là loại vận tải cơ quân sự An-26 (mang số hiệu 286, 261 và 287) bay ở độ 2,1-2,4km, thời gian bay từ 3-4 tiếng liên tục, quần đảo quanh khu vực nghi máy bay rơi 30-40 phút. (>> KQ-HQ Việt Nam tung thêm nhiều máy bay tìm Boeing 777 Malaysia)
An-26 trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt Progress AI-24VT cho phép đạt tốc độ 440km/h, tầm bay với nhiên liệu tối đa 2.500km hoặc chỉ 1.100km với tải trọng tối đa.
Số lượng máy bay Việt Nam tham gia tìm kiếm có thể tăng lên 8 chiếc, khi mà 2 máy bay tuần tra biển chuyên dụng CASA C-212-400 của Cảnh sát biển Việt Nam (tuy nhiên đang do Lữ đoàn không quân 918 quản lý) đã bay từ Gia Lâm vào Tân Sơn Nhất để hỗ trợ tìm kiếm. C-212-400 được trang bị khí tài trinh sát mặt nước hiện đại hơn cả An-26, tầm bay đạt 1811km với lượng nhiên liệu tối đa, tốc độ bay tuần tiễu 300km/h.
Về phía Không quân Hải quân Việt Nam đã quyết định điều một thủy phi cơ DHC-6 từ Cam Ranh vào Tân Sơn Nhất cùng phối hợp tìm kiếm. DHC-6 có lợi thế là hạ cánh trên mặt biển, rất phù hợp cho hoạt động cứu hộ cứu nạn, máy bay đạt tầm bay tới 1832km với lượng nhiên liệu tối đa. Như vậy, C-212 và DHC-6 đều có thể hoạt động liên tục trong thời gian dài cùng An-26.
Ngoài ra, 2 trực thăng cứu hộ cứu nạn Mi-171 (số hiệu 04, 02) của Trung đoàn 917 đã cất cánh từ Cà Mau ra vùng nghi máy bay Malaysia gặp nạn. Máy bay sẽ bay ở độ cao thấp 500m, tốc độ 200km/h để rà soát kỹ vùng nước màu lạ (nghi vấn vết dầu loang). (>> Không quân Việt Nam nỗ lực tìm kiếm máy bay B777 Malaysia)
Về phía lực lượng mặt nước, vùng 5 Hải quân ngay chiều hôm qua đã điều 2 tàu vận tải HQ-637 và HQ-954 ra khu vực nghi máy bay rơi để tìm kiếm. Trong đó, chiếc HQ-637 do Việt Nam chế tạo, biên chế từ năm 1997. (nguồn: Tiền Phong)
Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam có 3 tàu tham gia (CSB 2001, 2003 và 2004 thuộc lớp TT-200 có lượng giãn nước 200 tấn, hoạt động được trong điều kiện sóng cấp 7, cấp 8 và chịu được sóng cấp 9, tầm hoạt động của tàu là 1.800 hải lý), trong đó CSB 2001 là tàu đầu tiên tiếp cận được hiện trường khu vực máy bay mất tích. Trong ảnh là tàu kiểu TT-200 cùng loại với các tàu đang tham gia tìm kiếm.
Ngoài ra, lực lượng Kiểm ngư Việt Nam đã điều tàu KN-774 lên đường tìm kiếm cùng đội tàu hải quân, cảnh sát biển. Trong ảnh là các tàu cùng loại với KN-774 của kiểm ngư.
Trung tâm cứu hộ hàng hải Việt Nam cũng có tàu SAR-413 tham gia công tác tìm kiếm. Con tàu có chiều dài 42,8m, rộng 7,11m, tốc độ 26 hải lý/giờ, trên tàu được trang bị nhiều trang thiết bị cứu hộ hiện đại và có khả năng tiếp nhận 19 người bị nạn.
Đối với lực lượng Malaysia, quốc gia này đã điều 6 tàu và 6 máy bay (trực thăng, máy bay cánh bằng) để tìm kiếm máy bay bị nạn. Tuy nhiên, không rõ số phương tiện này thuộc hải quân hay lực lượng thực thi pháp luật biển (trong ảnh là tàu của lực lượng này) hay là sự kết hợp như Việt Nam.
Lực lượng máy bay không rõ ràng, phía Malaysia chỉ cung cấp số hiệu: trực thăng CL41-RES101 bắt đầu tìm kiếm từ lúc 7h13, độ cao từ 600m trở lên; BE200-RES33 từ lúc 7h15 tìm kiếm từ 750m trở lên; BE200-RES65 cất cánh lúc 8h20 - tìm kiếm từ 1.500m trở lên. Ảnh minh họa.
Phía Singapore điều một máy bay vận tải hạng trung C-130 tham gia công tác tìm kiếm cứu hộ cứu nạn. C-130 được trang bị 4 động cơ cánh quạt cho tốc độ tối đa 592km/h, tầm bay xa tới 3.800km. Tuy nhiên, cho tới thời điểm này phía Singapore vẫn chưa công bố được thêm thông tin nào về số phận máy bay mất tích.
Theo thông tin từ cơ quan chức năng cho biết có 14 tàu và 2 máy bay Trung Quốc tham gia tìm kiếm. Tuy nhiên, hiện mới chỉ có tin về 3 trong số đó gồm: tàu đổ bộ Tỉnh Cương Sơn (999), tàu hộ vệ Miên Dương (528) và tàu hải giám Haixun 31. (>> Nhận dạng tàu Trung Quốc tham gia tìm kiếm máy bay Malaysia)
Về máy bay, thì đó có thể là các trực thăng Z-9 trang bị trên các chiến hạm Trung Quốc tiến ra khu vực nghi máy bay rơi. (>> 2 người TQ trên máy bay Malaysia đến từ “điểm nóng khủng bố”?)
Phía Mỹ đã điều một máy bay tuần tra tầm xa P-3C Orion cất cánh từ sân bay Kadena sẽ phối hợp tìm kiếm từ IGARI theo đường R208 về phía Malaysia.
Ngoài ra, một tàu khu trục Hải quân Mỹ mang tên USS USS Pinckney (DDG-91) chở theo 2 trực thăng MH-60R đang trên đường tới khu vực tìm kiếm. Dự kiến, có thể là đêm nay hoặc rạng sáng mai tàu sẽ đến nơi.
Tính tới thời điểm này, tham gia công tác tìm kiếm máy bay Malaysia gặp nạn, Việt Nam có 3 máy bay, 6 tàu (số lượng có thể tăng); phía Malaysia đã có 6 máy bay và 6 tàu; Trung Quốc điều 2 máy bay và 14 tàu; Philippine điều 1 máy bay, 3 tàu; Singapore có 1 máy bay cùng tham gia tìm kiếm trên khu vực rộng và Mỹ điều P-3C Orion từ căn cứ Kadena (Nhật) cùng tàu khu trục USS Pinckney (DDG-91) cùng 2 trực thăng MH-60R.
An-26 trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt Progress AI-24VT cho phép đạt tốc độ 440km/h, tầm bay với nhiên liệu tối đa 2.500km hoặc chỉ 1.100km với tải trọng tối đa.
Số lượng máy bay Việt Nam tham gia tìm kiếm có thể tăng lên 8 chiếc, khi mà 2 máy bay tuần tra biển chuyên dụng CASA C-212-400 của Cảnh sát biển Việt Nam (tuy nhiên đang do Lữ đoàn không quân 918 quản lý) đã bay từ Gia Lâm vào Tân Sơn Nhất để hỗ trợ tìm kiếm. C-212-400 được trang bị khí tài trinh sát mặt nước hiện đại hơn cả An-26, tầm bay đạt 1811km với lượng nhiên liệu tối đa, tốc độ bay tuần tiễu 300km/h.
Về phía Không quân Hải quân Việt Nam đã quyết định điều một thủy phi cơ DHC-6 từ Cam Ranh vào Tân Sơn Nhất cùng phối hợp tìm kiếm. DHC-6 có lợi thế là hạ cánh trên mặt biển, rất phù hợp cho hoạt động cứu hộ cứu nạn, máy bay đạt tầm bay tới 1832km với lượng nhiên liệu tối đa. Như vậy, C-212 và DHC-6 đều có thể hoạt động liên tục trong thời gian dài cùng An-26.
Ngoài ra, 2 trực thăng cứu hộ cứu nạn Mi-171 (số hiệu 04, 02) của Trung đoàn 917 đã cất cánh từ Cà Mau ra vùng nghi máy bay Malaysia gặp nạn. Máy bay sẽ bay ở độ cao thấp 500m, tốc độ 200km/h để rà soát kỹ vùng nước màu lạ (nghi vấn vết dầu loang). (>> Không quân Việt Nam nỗ lực tìm kiếm máy bay B777 Malaysia)
Về phía lực lượng mặt nước, vùng 5 Hải quân ngay chiều hôm qua đã điều 2 tàu vận tải HQ-637 và HQ-954 ra khu vực nghi máy bay rơi để tìm kiếm. Trong đó, chiếc HQ-637 do Việt Nam chế tạo, biên chế từ năm 1997. (nguồn: Tiền Phong)
Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam có 3 tàu tham gia (CSB 2001, 2003 và 2004 thuộc lớp TT-200 có lượng giãn nước 200 tấn, hoạt động được trong điều kiện sóng cấp 7, cấp 8 và chịu được sóng cấp 9, tầm hoạt động của tàu là 1.800 hải lý), trong đó CSB 2001 là tàu đầu tiên tiếp cận được hiện trường khu vực máy bay mất tích. Trong ảnh là tàu kiểu TT-200 cùng loại với các tàu đang tham gia tìm kiếm.
Ngoài ra, lực lượng Kiểm ngư Việt Nam đã điều tàu KN-774 lên đường tìm kiếm cùng đội tàu hải quân, cảnh sát biển. Trong ảnh là các tàu cùng loại với KN-774 của kiểm ngư.
Trung tâm cứu hộ hàng hải Việt Nam cũng có tàu SAR-413 tham gia công tác tìm kiếm. Con tàu có chiều dài 42,8m, rộng 7,11m, tốc độ 26 hải lý/giờ, trên tàu được trang bị nhiều trang thiết bị cứu hộ hiện đại và có khả năng tiếp nhận 19 người bị nạn.
Đối với lực lượng Malaysia, quốc gia này đã điều 6 tàu và 6 máy bay (trực thăng, máy bay cánh bằng) để tìm kiếm máy bay bị nạn. Tuy nhiên, không rõ số phương tiện này thuộc hải quân hay lực lượng thực thi pháp luật biển (trong ảnh là tàu của lực lượng này) hay là sự kết hợp như Việt Nam.
Lực lượng máy bay không rõ ràng, phía Malaysia chỉ cung cấp số hiệu: trực thăng CL41-RES101 bắt đầu tìm kiếm từ lúc 7h13, độ cao từ 600m trở lên; BE200-RES33 từ lúc 7h15 tìm kiếm từ 750m trở lên; BE200-RES65 cất cánh lúc 8h20 - tìm kiếm từ 1.500m trở lên. Ảnh minh họa.
Phía Singapore điều một máy bay vận tải hạng trung C-130 tham gia công tác tìm kiếm cứu hộ cứu nạn. C-130 được trang bị 4 động cơ cánh quạt cho tốc độ tối đa 592km/h, tầm bay xa tới 3.800km. Tuy nhiên, cho tới thời điểm này phía Singapore vẫn chưa công bố được thêm thông tin nào về số phận máy bay mất tích.
Theo thông tin từ cơ quan chức năng cho biết có 14 tàu và 2 máy bay Trung Quốc tham gia tìm kiếm. Tuy nhiên, hiện mới chỉ có tin về 3 trong số đó gồm: tàu đổ bộ Tỉnh Cương Sơn (999), tàu hộ vệ Miên Dương (528) và tàu hải giám Haixun 31. (>> Nhận dạng tàu Trung Quốc tham gia tìm kiếm máy bay Malaysia)
Phía Mỹ đã điều một máy bay tuần tra tầm xa P-3C Orion cất cánh từ sân bay Kadena sẽ phối hợp tìm kiếm từ IGARI theo đường R208 về phía Malaysia.
Ngoài ra, một tàu khu trục Hải quân Mỹ mang tên USS USS Pinckney (DDG-91) chở theo 2 trực thăng MH-60R đang trên đường tới khu vực tìm kiếm. Dự kiến, có thể là đêm nay hoặc rạng sáng mai tàu sẽ đến nơi.