Hải quân Mỹ đã điều tàu khu trục tên lửa USS Pinckney (DDG-91) lên đường tới vùng biển phía Nam Việt Nam cùng tham gia hoạt động tìm kiếm máy bay Boeing 777-200ER của Hãng Hàng không Malaysia bị mất tích.
Chiếc Boeing 777-200ER của Hãng hàng không Malaysia đang trong hành trình từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh với 239 hành khách và phi hành đoàn thì mất liên lạc với đài kiểm soát không lưu từ rạng sáng 8/3 tại vùng biển cách đảo Thổ Chu, Phú Quốc (Kiên Giang) khoảng 153 hải lý (khoảng 300km), vùng tiếp giáp giữa hải phận Việt Nam – Malaysia.
Theo Hải quân Mỹ, USS Pinckney (DDG-91) sẽ tới vùng biển máy bay gặp nạn trong vòng 24 giờ tới với đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn.
USS Pinckney (DDG-91) là tàu khu trục hiện đại thuộc lớp Arleigh Burke nổi tiếng của Hải quân Mỹ, được đóng năm 2001, chính thức biên chế năm 2004. Con tàu có lượng giãn nước toàn tải lên tới 9.200 tấn, dài 155,3m, rộng 20m, thủy thủ đoàn 380 người. Cũng như nhiều chiếc Arleigh Burke khác, USS Pinckney (DDG-91) được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis tối tân với hệ thống radar mạng pha AN/SPY-1 lắp quanh tháp chỉ huy chính trên tàu.
Con tàu được trang bị kho vũ khí khổng lồ với 96 ống phóng thẳng đứng loại MK41 đặt ở vị trí sau tháp pháo và thượng tầng đuôi tàu cho phép phóng nhiều loại vũ khí gồm: tên lửa phòng không tầm xa SM-2; tên lửa hành trình tầm xa BGM-109 Tomahawk, tên lửa chống ngầm RUM-139 VL-ASROC.
Ngoài ra, tàu còn có pháo hải quân hạng nặng 127mm (trong ảnh).
Tên lửa hành trình tầm xa BGM-109 Tomahawk rời bệ phóng đứng trên tàu USS Pinckney (DDG-91).
Tổ hợp pháo phòng không cao tốc CIWS Phalanx 6 nòng cỡ 20mm khai hỏa tấn công mục tiêu. Tuy nhiên, trong nhiệm vụ lần này ở vùng Biển Đông, tàu Pinckney không cần dùng tới vũ khí “khủng” đó mà cần hơn cả là những chiếc trực thăng để phục vụ việc tìm kiếm cứu nạn mặt biển. Thật may là những chiếc tàu Arleigh Burke có thể mang được tới 2 trực thăng SH-60 Seahawk hoặc loại MH-60R.
Những chiếc trực thăng được trang bị nhiều khí tài trinh sát hồng ngoại có thể phục vụ hiệu quả cho việc tìm kiếm ban đêm.
Ngoài tàu Pinckney và trực thăng MH-60R, Hải quân Mỹ đã điều máy bay tuần tra tầm xa P-3C Orion tới hỗ trợ hoạt động tìm kiếm tầm xa. P-3C được trang bị nhiều khí tài trinh sát – lạc lạc hiện đại, thời gian bay có thể kéo dài tới 16 tiếng sẽ là công cụ hiệu quả cho việc tìm kiếm máy bay mất tích.
Hải quân Mỹ đã điều tàu khu trục tên lửa USS Pinckney (DDG-91) lên đường tới vùng biển phía Nam Việt Nam cùng tham gia hoạt động tìm kiếm máy bay Boeing 777-200ER của Hãng Hàng không Malaysia bị mất tích.
Chiếc Boeing 777-200ER của Hãng hàng không Malaysia đang trong hành trình từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh với 239 hành khách và phi hành đoàn thì mất liên lạc với đài kiểm soát không lưu từ rạng sáng 8/3 tại vùng biển cách đảo Thổ Chu, Phú Quốc (Kiên Giang) khoảng 153 hải lý (khoảng 300km), vùng tiếp giáp giữa hải phận Việt Nam – Malaysia.
Theo Hải quân Mỹ, USS Pinckney (DDG-91) sẽ tới vùng biển máy bay gặp nạn trong vòng 24 giờ tới với đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn.
USS Pinckney (DDG-91) là tàu khu trục hiện đại thuộc lớp Arleigh Burke nổi tiếng của Hải quân Mỹ, được đóng năm 2001, chính thức biên chế năm 2004. Con tàu có lượng giãn nước toàn tải lên tới 9.200 tấn, dài 155,3m, rộng 20m, thủy thủ đoàn 380 người.
Cũng như nhiều chiếc Arleigh Burke khác, USS Pinckney (DDG-91) được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis tối tân với hệ thống radar mạng pha AN/SPY-1 lắp quanh tháp chỉ huy chính trên tàu.
Con tàu được trang bị kho vũ khí khổng lồ với 96 ống phóng thẳng đứng loại MK41 đặt ở vị trí sau tháp pháo và thượng tầng đuôi tàu cho phép phóng nhiều loại vũ khí gồm: tên lửa phòng không tầm xa SM-2; tên lửa hành trình tầm xa BGM-109 Tomahawk, tên lửa chống ngầm RUM-139 VL-ASROC.
Ngoài ra, tàu còn có pháo hải quân hạng nặng 127mm (trong ảnh).
Tên lửa hành trình tầm xa BGM-109 Tomahawk rời bệ phóng đứng trên tàu USS Pinckney (DDG-91).
Tổ hợp pháo phòng không cao tốc CIWS Phalanx 6 nòng cỡ 20mm khai hỏa tấn công mục tiêu.
Tuy nhiên, trong nhiệm vụ lần này ở vùng Biển Đông, tàu Pinckney không cần dùng tới vũ khí “khủng” đó mà cần hơn cả là những chiếc trực thăng để phục vụ việc tìm kiếm cứu nạn mặt biển. Thật may là những chiếc tàu Arleigh Burke có thể mang được tới 2 trực thăng SH-60 Seahawk hoặc loại MH-60R.
Những chiếc trực thăng được trang bị nhiều khí tài trinh sát hồng ngoại có thể phục vụ hiệu quả cho việc tìm kiếm ban đêm.
Ngoài tàu Pinckney và trực thăng MH-60R, Hải quân Mỹ đã điều máy bay tuần tra tầm xa P-3C Orion tới hỗ trợ hoạt động tìm kiếm tầm xa. P-3C được trang bị nhiều khí tài trinh sát – lạc lạc hiện đại, thời gian bay có thể kéo dài tới 16 tiếng sẽ là công cụ hiệu quả cho việc tìm kiếm máy bay mất tích.