Điều ít biết về lịch sử xe tăng thế giới (2)

Google News

(Kiến Thức) - Xe tăng nhẹ nhất thế giới, dài nhất thế giới, dùng giáp composite đầu tiên…là những điều ít biết trong lịch sử xe tăng thế giới.

Xe tăng dài nhất thế giới
Trong lịch sử xe tăng thế giới, nếu tính cả nòng pháo, tổng chiều dài thì mẫu tăng Mk3-5 của Anh đạt 10,79m là xe tăng có chiều dài nhất thế giới.
Xe tăng có hành trình xa nhất thế giới
Xe tăng có hành trình xa nhất, tốc độ nhanh nhất thế giới là mẫu XM-1 do Mỹ chế tạo. Hành trình tối đa của loại xe này là 650km, vận tốc tối đa đạt 77km/h. Năm 1980, mẫu xe này được đưa vào biên chế trong quân đội Mỹ. Năm 1984, loại xe này được trang bị một khẩu pháo 120mm của Đức.
Dieu it biet ve lich su xe tang the gioi (2)
 Xe tăng XM-1.
Xe tăng có tháp pháo xoay đầu tiên trên thế giới
Với thiết kế tháp pháo có khả năng xoay 360 độ, xe tăng Renault của người Pháp chế tạo 1917 được xem là mẫu xe sơ khai của xe tăng hiện đại ngày nay.
Xe tăng chiến đấu chủ lực nhẹ nhất thế giới
Tháng 4/1985, Công ty Scusa của Brazil đã chế tạo thành công loại xe tăng chiến đấu chủ lực EE-T1. Loại xe này có hai phiên bản là mẫu cơ bản và mẫu xuất khẩu. Mẫu cơ bản sử dụng pháo nòng rãnh xoắn 105mm kiểu L7 của Anh và hệ thống điều khiển hỏa lực LRS-5 của Bỉ. Còn mẫu xuất khẩu sử dụng pháo nòng trơn 120mm của Pháp. Vị trí trưởng xe và pháo thủ đều được đặt kính ngắm ổn định kiểu con quay nhăm tạo điều kiện thuận lợi cho việc bắn các mục tiêu di động trong quá trình hành tiến. Tùy vào nhu cầu còn có thể lắp đặt kính ngắm nhiệt.
Dieu it biet ve lich su xe tang the gioi (2)-Hinh-2
 Xe tăng EE-T1.
Tổng trọng lượng của mẫu cơ bản là 35 tấn và mẫu xuất khẩu là 39 tấn, là loại xe tăng chủ lực nhẹ nhất thế giới hiện nay. Hai mẫu xe này có động cơ và bộ phận truyền động giống nhau: Đó là động cơ diezen 1.000 mã lực và bộ phận truyền động thủy lực do Liên bang Đức chế tạo.. Tốc độ tối đa của loại xe này đạt 70km/h. Đáng chú ý là sau khi xuất phát, nó chỉ cần mất 5,45s để đạt đến tốc độ 32km/h.
Tính năng phòng thủ của xe tăng EE-T1 kém hơn so với mẫu xe “con báo” (Panther) 2M-1, tuy nhiên lại có thể lắp đặt vỏ thép che chắn những chỗ hở. Ngoài ra, còn có thể lựa chọn lắp đặt các thiết bị như cảnh báo lade, chỉ phương vị cũng như thiết bị dẫn đường...
Xe tăng lắp động cơ tua-bin khí đầu tiên trên thế giới
Trong lịch sử xe tăng, M1 Abrams được xem là thiết kế xe tăng chiến đấu chủ lực đầu tiên trên thế giới sử dụng động cơ tua-bin khí. "Quái vật thép" của nước Mỹ được trang bị động cơ đa nhiên liệu kiểu tua-bin khí AGT-1500 cho phép cỗ máy hơn 67 tấn chạy với tốc độ 67,7km/h trên đường bằng phẳng, 48,3km/h với đường ghồ ghề.
Tuy được đánh giá là rất khỏe, ít bộ phận, ít ồn, nhưng động cơ tua-bin khí AGT-1500 biến M1 Abrams thành xe tăng ngốn nhiên liệu bậc nhất thế giới.
Dieu it biet ve lich su xe tang the gioi (2)-Hinh-3
 Xe tăng M1 Abrams.
Xe tăng quét mìn đầu tiên trên thế giới
Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, mìn được sử dụng phổ biến trên chiến trường, đe dọa nghiêm trọng xe tăng và lực lượng bộ binh.
Để nâng cao tuổi thọ tác chiến của xe tăng, đồng thời dọn đường cho bộ binh xung phong, xung kích, ở giai đoạn cuối của chiến tranh, người Anh đã lắp đặt thiết bị quét mìn kiểu bánh lăn cho thiết kế Mark IV, biến nó trở thành xe tăng quét mìn đầu tiên trên thế giới.
Xe tăng giáp composite đầu tiên trên thế giới
Năm 1974, Liên Xô trở thành nước đầu tiên trên thế giới phát triển thành công, biên chế xe tăng trang bị giáp composite – đó chính là xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 huyền thoại. Sự kiện này đã mở ra hướng phát triển mới cho trong lịch sử phát triển xe tăng.
Dieu it biet ve lich su xe tang the gioi (2)-Hinh-4
 Xe tăng chiến đấu chủ lực T-72.
Giáp mặt trước của xe tăng T-72 được cấu thành 3 lớp “thép- thép thủy tinh-thép”. Trong đó, Lớp thép ngoài cùng và bên trong có độ dày lần lượt là 80mm và 20mm. Lớp thép thủy tinh kẹp giữa dày 104mm. Mặt giáp trước của xe nghiêng 22 độ, điều này không chỉ làm tăng thêm độ dày của vỏ mà còn tăng khả năng tránh đạn.
Theo các chuyên gia, xe tăng có vỏ Composite 3 lớp (lớp ngoài và lớp trong là kim loại, lớp giữa là hỗn hợp sứ + nhựa cây hoặc vật liệu nhựa có độ bền cao) có thể tăng khả năng chống đạn từ 20% đến 25%, giảm trọng lượng từ 14% đến 18%. Vì thế quân Mỹ cho rằng, tên lửa chống tăng kiểu TOW mà họ đang được trang bị rất khó có thể xuyên thủng vỏ của loại xe tăng Composite này.
Ngoài ra, hai bên sườn xe tăng T-72 còn được thiết kế tấm quây nhằm bảo vệ thân xe; phần trong thân xe được nắp đặt tấm lót nhựa, thậm chí, nhằm bảo vệ trong trường hợp xe bị trúng đạn; phía dưới mũi xe có thể lắp đặt xẻng ủi đất. Khi xẻng ủi đất thu lại sẽ trở thành một lớp bảo vệ nữa cho đầu xe.
Đại Dương

Bình luận(0)