Bằng chứng Trung Quốc “lén” nâng cấp tiêm kích J-11A

Google News

(Kiến Thức) - Nhiều khả năng, tiêm kích J-11A Trung Quốc được nâng cấp cảm biến chống tên lửa, buồng lái, hệ thống điều khiển hỏa lực, mũ bay cho phi công.

Dựa trên những bức ảnh được các trang mạng quân sự Trung Quốc đăng tải gần đây cho thấy, nhiều khả năng Trung Quốc đã bắt đầu nâng cấp hệ thống cảm biến cảnh báo sớm tên lửa trên những chiếc tiêm kích đa năng J-11A do công ty chế tạo máy bay Thẩm Dương (SAC) của nước này chế tạo.
Biến thể nâng cấp J-11A được trang bị 4 cảm biến cảnh báo sớm tên lửa, với 2 cảm biến ở phía trước buồng lái và 2 cảm biến khác được bố trí ở phần cánh đuôi máy bay. Các hệ thống cảm biến tên lửa này có thiết kế tương tự như kiểu Trung Quốc từng trang bị trên các máy bay ném bom chiến lược H-6M và H-6K.
Bang chung Trung Quoc
 Hình ảnh là tiêm kích J-11A nâng cấp với các hệ thống cảm biến cảnh báo sớm tên lửa.
Cũng theo một báo cáo của Không quân Trung Quốc, tiêm kích J-11A cũng được nâng cấp các màn hình hiển thị LCD đa chức năng cùng với đó là hệ thống điều khiển hỏa lực mới giúp J-11 có thể sử dụng được các tên lửa R-77 của Nga hay các tên lửa không đối không tầm trung PL-10 do Trung Quốc chế tạo. Tuy nhiên Trung Quốc vẫn chưa công bố bất cứ bằng chứng nào về chương trình nâng cấp J-11.
Bên cạnh đó cũng có một số nguồn tin cho rằng, J-11A có thể cũng sẽ được nâng cấp hệ thống radar mới, tuy nhiên Trung Quốc hiện chỉ mới phát triển hệ thống radar quét mảng pha điện tử chủ động (AESA) cho các dòng tiêm kích như J-10B, J-11B hay J-20. Do đó nếu có được nâng cấp thì J-11A cũng chỉ được trang bị các hệ thống radar thế hệ mới do SAC chế tạo
Một nâng cấp đáng chú ý nữa của J-11A là việc tích hợp màn hình hiển thị thông tin trên mũ bay của phi công, vốn chỉ được không quân một số nước phương Tây trang bị trên các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4.
Máy bay tiêm kích đa năng J-11A được SAC vào sản xuất từ năm 1995, trên cơ sở sao chép tiêm kích Su-27SK của Nga. Tuy nhiên theo các quan chức thuộc công ty chế tạo máy bay Sukhoi của Nga cho biết, xét về các tính năng thì biến thể J-11A do Trung Quốc chế tạo không thể vượt qua được Su-27.
Bang chung Trung Quoc
 Biến thể J-11BS với hai chỗ ngồi.
Điều này cũng dẫn tới sự đổ vỡ trong mối quan hệ hợp tác phát triển kỹ thuật - quân sự giữa Trung Quốc và Nga. Do đó mặc dù được quảng cáo là vượt trội hơn hẳn Su-27SK nhưng SAC chỉ đưa vào sản xuất khoảng 104 chiếc J-11A. Tiếp theo sau đó SAC cũng sản xuất thêm các biến thể khác của J-11A như biến thể J-11B, J-11BS hai chỗ ngồi, biến thể tiêm kích trên hạm J-15, J-15BS và biến thể hiện đại hóa của J-11BS là J-16.
Tính tới thời điểm năm 2014, Quân đội Trung Quốc có trong biên chế khoảng 230 chiếc J-11A và J-11B, con số này sẽ tăng lên tầm 390 chiếc vào năm 2020, thêm vào vào đó sẽ có khoảng 100 chiếc máy bay chiến đấu thế hệ mới J-16.
Trà Khánh

Bình luận(0)