10 vụ thu hồi sản phẩm tai tiếng nhất lịch sử

Google News

(Kiến Thức) - Đó là những sản phẩm tồi tệ nhất trong lịch sử, gây ra những thiệt hại đối với người tiêu dùng và đã bị thu hồi.

1. Thuốc Vioxx của Merck, năm 2004


Hồi năm 2004, tập đoàn dược phẩm khổng lồ Merck tuyên bố sẽ thu hồi sản phẩm Vioxx được bán rộng rãi trên toàn thế giới. Sản phẩm Vioxx là thuốc chữa viêm khớp đã mang lại doanh thu 2,5 tỷ USD trong năm 2003 của tập đoàn.

Tuy nhiên, doanh nghiệp này buộc phải thu hồi sau khi có một số bệnh nhân sử dụng loại thuốc này trong hơn 18 tháng thì đột nhiên có triệu chứng bị đau tim và đột quỵ. Tập đoàn Merck đã trả 4,85 tỷ USD (gần gấp đôi số doanh thu do loại thuốc này mang lại) để giải quyết 27.000 vụ kiện từ những người bị ảnh hưởng bởi chấn thương hoặc tử vong liên quan tới loại thuốc này.

2. Lốp xe của Firestone và Goodyear năm 2000


Vào năm 2000, Firestone đã thu hồi 6,5 triệu lốp xe Firestone trong một vụ sản xuất sản phẩm lỗi nguy hiểm nhất trong lịch sử ngành ô tô. Lốp xe lỗi đã khiến gần 175 người thiệt mạng và hơn 700 người bị thương.

Ta lông lốp xe trên một số lốp Firestone có thể bị long ra gây nổ, khiến một số loại xe và dòng SUV như Ford Explorer trượt bánh quay tròn.

Cuối năm 2000, loại bánh xe do hãng Goodyear sản xuất cũng gặp trục trặc. Ta lông lốp xe lỗi ở một số loại xe tải nhỏ long ra khiến 15 người chết và 120 người bị thương.

3. Túi địu trẻ của Infantino năm 2010


Khoảng 1 triệu túi địu trẻ SlingRider và Wendy Bellissimo đã bị thu hồi vào năm 2010 sau khi sản phẩm loại này được cho là liên quan tới cái chết của 3 trẻ nhỏ.

Việc thu hồi sản phẩm được thực hiện sau khi Ủy ban an toàn sản phẩm tiêu dùng Mỹ đưa ra cảnh báo 2 tuần trước đó rằng địu trẻ quai đeo mang lại nguy cơ nghẹt thở cho trẻ, đặc biệt là với trẻ dưới 4 tháng tuổi. Túi địu trẻ quai đeo giữ trẻ ở sát ngực mẹ và có thể làm trẻ bị nghẹt thở trong vài phút nếu vải ép chặt vào miệng hoặc mũi trẻ.

Ủy ban an toàn sản phẩm tiêu dùng còn tiến hành điều tra ít nhất 14 cái chết trong vòng 20 năm (kể từ năm 1990) để xem liệu những cái chết này có liên quan tới túi địu trẻ không.

4. Đậu phộng nhiễm độc năm 2008


Peanut Corp (tập đoàn sản xuất đậu phộng) được cho là có liên quan tới vụ bùng nổ về khuẩn salmonela (loại vi khuẩn làm cho gây cho thức ăn nhiễm độc) trong đậu phộng khiến cho hàng trăm người ngộ độc và 8 người thiệt mạng. Tại nhà máy Blakely của Peanut Corp, các nhà điều tra phát hiện ra những điều kinh hoàng - dây chuyền sản xuất, trần và tường nhà mốc meo, chuột, gián chạy khắp nơi và nguồn cung thực phẩm nhiễm chất thải.

Hơn thế, cơ quan điều tra tìm thấy các chứng cứ cho thấy công ty cho phép tiêu thụ những sản phẩm này ngay cả khi các cuộc kiểm tra nội bộ phát hiện chúng bị nhiễm khuẩn salmonela. Kết quả là một cuộc thu hồi trên quy mô lớn các sản phẩm đậu phộng của hãng này.

Tuy nhiên, tập đoàn này đã phủ nhận những lời cáo buộc trên và tuyên bố phá sản khi cuộc điều tra bắt đầu.

5. Thuốc hạ sốt Tylenol, năm 1982


Năm 1982, có 7 người tại Chicago chết sau khi uống loại thuốc chống giảm đau giảm hạ sốt Extra-Strength Tylenol có tẩm xyanua kali. Vụ việc đã gây ra hoảng loạn khắp đất nước.

Vụ ngộ độc Tylenol cũng khởi đầu cho một loạt các vụ giả mạo khác. Trong các tháng tiếp theo, chính quyền phát hiện có 270 sự cố khác nhau từ các sản phẩm giả mạo, từ kẹo Halloween tại Long Island, New York đến Excedrin phủ thủy ngân II clorua tại Colorado. Tập đoàn Johnson & Johnson đã tốn hàng triệu đô để thu hồi Tylenol từ các gian hàng trên toàn quốc.

Để ngăn chặn vụ việc tái diễn, cơ quan chức trách đã bắt buộc các loại thuốc bán không cần kê đơn phải có tem chống hàng giả.

6. Dòng xe Ford Pinto, năm 1978


Pinto Ford là một chiếc xe được thiết kế với hình thức khá xấu xí và bình nhiên liệu được lắp đặt kỳ quặc.

Trước khi loại xe này đến được với thị trường đã nảy sinh những lo ngại rằng va chạm nhỏ ở đuôi xe có thể khiến Pinto nổ tung. Vị trí của thùng nhiên liệu gây ra mối lo sợ rằng nó có thể bị thủng trong một vụ va chạm và gây cháy hoặc nổ.

Tuy nhiên, thay vì sửa chữa thiết kế Pinto, Ford lại cho rằng việc giải quyết những vụ kiện phát sinh từ sai sót của Pinto sẽ rẻ hơn nhiều. Sau một số vụ kiện và cáo buộc hình sự (Ford cuối cùng vô tội), nhà sản xuất ô tô này đã thu hồi 1,5 triệu xe Pinton vào năm 1978. Vào năm 1981, Pinto được lưu kho mãi mãi.

7. Thu hồi phi tiêu Jarts Lawn, năm 1988


Jarts Lawn là loại phi tiêu, vật nhọn kiểu mũi tên để phóng đi, thường có cắm lông để bay cho cân bằng. Loại phi tiêu thế hệ mới có trọng lượng nặng nên khi lao có thể cắm vào bất cứ vật gì nó gặp.

Loại phi tiêu Jarts Lawn được trẻ em, đặc biệt là các bé trai yêu thích và bán thịnh hành trong những năm 80 ở thế kỷ trước. Tuy nhiên, loại đồ chơi này đã gây ra trên 6.700 vụ tai nạn (trong đó có 3 trường hợp tử vong) và đã bị cấm sử dụng tại Mỹ từ năm 1988.

8. Sữa bột trẻ em nhiễm melamine của Trung Quốc năm 2008


Vào năm 2008, nhà cung cấp sữa bột lớn nhất Trung Quốc đã thu hồi 700 tấn sữa bột trẻ em sau khi một trẻ bị tử vong và hơn 50 trẻ khác mắc bệnh sỏi thận. Cơ quan điều tra đã phát hiện ra melamine - một hóa chất sử dụng trong quá trình chế tạo nhựa có trong sữa bột. Chất gây độc này được các nhà sản xuất cho thêm vào sản phẩm để nâng giá trị protein lên với giá rẻ.

Hai người đàn ông liên quan tới việc sản xuất sản phẩm độc hại này bị kết án tử hình và 700 tấn sữa bột bị thu hồi.

9. Bộ đồ chơi nướng bánh Easy Bake năm 2007


Vào tháng 7/2007, công ty Hasbro của Mỹ đã mở đợt thu hồi bộ đồ chơi nướng bánh Easy Bake. Trẻ em thường thích bắt chước những điều mà người lớn làm. Các bé trai thường thích chơi ô tô và siêu nhân. Còn các bé gái lại thích chơi đồ hàng và búp bê.

Tuy nhiên, bộ đồ chơi nướng bánh Easy Bake của Hasbro đã gây nên nhiều nguy hiểm cho trẻ em. Ủy ban an toàn sản phẩm tiêu dùng Mỹ đã báo cáo 249 trường hợp trẻ em đã bị kẹt bàn tay hoặc ngón tay trong cửa lò nướng. Ngoài ra, còn có 77 trường hợp bị bỏng, trong đó có một bé gái 5 tuổi đã bị cắt cụt ngón tay do bị bỏng nặng.

10. Thu hồi đồ chơi nhiễm chì 2007

 Bộ tàu hỏa bằng gỗ, mang tên Thomas & Friends, bị thu hồi vì có hàm lượng chì cao.

Đầu tháng 6/2007, Tập đoàn đồ chơi RC2 của Mỹ cũng đã tự nguyện cho thu hồi 1,5 triệu bộ tàu hỏa bằng gỗ, mang tên Thomas & Friends, do lớp sơn bên ngoài sản phẩm có hàm lượng chì cao.

Tới tháng 8/2007, Công ty Mỹ Fisher - Price lại tuyên bố thu hồi 1,5 triệu sản phẩm đồ chơi được sản xuất tại Trung Quốc do chúng chứa quá nhiều chì, có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe người sử dụng.

Fisher - Price là chi nhánh của tập đoàn đồ chơi lớn nhất thế giới Mattel (Mỹ) - nhà sản xuất các sản phẩm nổi tiếng như búp bê Barbie hay ôtô Hot Wheel. Mattel cho biết 83 dòng sản phẩm bị thu hồi tuy không có búp bê Barbie hay ôtô Hot Wheel nhưng cũng là những mặt hàng bán rất chạy như búp bê các nhân vật hoạt hình Elmo, Big Bird hay Dora... được trẻ em nhiều nước ưa chuộng.

TIN BÀI LIÊN QUAN
TIN BÀI ĐỌC NHIỀU
Nguyên Thảo (tổng hợp)

Bình luận(0)