Nhận diện lý do khiến Mỹ không can thiệp quân sự ở Ukraine

Google News

(Kiến Thức) - Dù lên tiếng phản ứng gay gắt về vấn đề Crimea đối với Nga, nhưng khả năng Mỹ dùng sức mạnh quân sự là rất thấp, tại sao lại như vậy?

Tuần trước, trong chuyến thăm Washington, Thủ tướng tạm quyền Ukraine đã yêu cầu các nhà lãnh đạo Mỹ tuân thủ theo hiệp ước đảm bảo an ninh được ký năm 1994 giữa Ukraine và Mỹ.
Theo đó, Mỹ phải “bảo vệ độc lập và sự toàn vẹn lãnh thổ” của Ukraine. Nhiều thành viên của lưỡng viện Quốc hội Mỹ cũng đồng tình với yêu cầu của Thủ tướng lâm thời Ukraine, nhất là các nghị sĩ Đảng Cộng Hòa – những người đang sử dụng việc chậm chạp phản ứng của Washington đối với sự kiện Ukraine để chỉ trích sự yếu đuối của Tổng thống Obama khi đối đầu với “kẻ địch”.
Chính quyền Mỹ liên tục đưa ra tuyên bố cứng rắn với nước Nga, tuy nhiên một hành động quân sự là rất rất ít có thể xảy ra.
Sự yếu đuối của Tổng thống Obama có thể hiểu được vì trong vòng 2 thập kỷ qua, Mỹ chỉ chiến đấu với những nước có khả năng quân sự khiêm tốn cũng như những nhà lãnh đạo “lập dị”, trong khi đó Nga lại là chuyện hoàn toàn khác. Nếu Washington có hành động quân sự với Moscow, Mỹ có thể đối mặt với sự mất mát nhiều lợi ích.
Dưới đây là 6 lý do giải thích tại sao việc Mỹ sử dụng sức mạnh quân sự giúp đỡ Kiev sẽ là một sai lầm chiến lược trong hoàn cảnh hiện nay:
1. Nga có khả năng “tiêu diệt hoàn toàn nước Mỹ”
Các cuộc xung đột quy mô hẹp cũng có thể leo thang dẫn đến cuộc chiến tranh toàn diện giữa Mỹ và Nga. Điều này hoàn toàn có thể dẫn tới khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân của cả 2 nước. Nga có hàng ngàn đầu đạn hạt nhân và vũ khí duy nhất Mỹ có thể sử dụng để chống lại cũng là vũ khí hạt nhân.
2. Ukraine rất quan trọng đối với an ninh Nga
Vùng đồng bằng rộng lớn xung quanh Ukraine đã chứng kiến nhiều cuộc chiến trong lịch sử. Người Nga luôn tìm cách kiểm soát càng nhiều càng tốt vùng đất xung quanh, nhất là ở phía Tây để kiềm chế quân địch bằng mùa đông khắc nghiệt ở vùng đất này. Trong quá khứ, cả Napoleon và Hitler đều thất bại trước nước Nga theo cách đó. Tuy nhiên, sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, Nga mất hầu hết vùng đệm trước phương Tây.
Ukraine là "vùng đệm" cuối cùng với nước Nga.
Hiện nay, Moscow chỉ cách biên giới Ukraine 1 giờ bay. Vì vậy, cách Nga phản ứng với sự kiện Ukraine cũng giống như cách Mỹ phản ứng với việc Liên Xô triển khai tên lửa ở Cuba.
3. Các đồng minh NATO của Mỹ không có lợi ích trong việc sử dụng hành động quân sự
Chiến lược quân sự Mỹ cho thấy sự quan trọng trong việc sử dụng liên minh để bảo vệ lợi ích chung, nhưng châu Âu lại không sẵn sàng có hành động quân sự với Moscow. Ngoài việc lo ngại chiến tranh leo thang, châu Âu còn phụ thuộc vào nguồn cung cấp năng lượng từ Nga. Các nước châu Âu với dân số già cũng ái ngại về sự khủng hoảng nhân khẩu học.
Ngoài ra, các nước ở gần Nga càng không muốn đặt vào tay Moscow cái cớ để có các hành động quân sự trả đũa sau này.
4. Nga có lợi thế “lửa gần”
Nga có số lượng lớn binh sĩ và binh khí kỹ thuật triển khai gần Ukraine do sự bố trí địa chính trị của khu vực này cũng như việc đầu tư của quân đội Mỹ vào các nước láng giềng. Nếu Mỹ muốn triển khai quân sự họ sẽ phải phụ thuộc vào căn cứ của các nước láng giềng. Tuy nhiên, các nước này lại không muốn căn cứ của họ trở thành mục tiêu của Nga.
Kể cả Mỹ có đem thêm nhiều chiến hạm Aegis và cả tàu sân bay thì đó không phải là vấn đề lớn với nước Nga - "quốc gia vô địch" về tên lửa hành trình chống hạm (siêu âm và cận âm).
Còn nếu Mỹ sử dụng đường biển thì họ chỉ có thể triển khai ở Biển Đen. Nhưng khi đó tàu chiến Mỹ sẽ trở thành mục tiêu cho những “sát thủ diệt hạm” đủ kích cỡ của Nga.
5. Bối cảnh chính trị không rõ ràng
Từ các bài học Mỹ học được ở Đông Dương, Balkans và Tây Nam Á, việc thiết lập chế độ chính trị cho các sự kiện như khủng hoảng Ukraine sẽ rất phức tạp. Ngay cả khi các lực lượng Mỹ thành công chống lại nước Nga thì việc thiết lập chế độ chính trị cũng đòi hỏi rất nhiều công sức.
Crimea là một ví dụ, mặc dù vùng đất này thuộc về Ukraine trên lý thuyết nhưng nó lại nằm dưới sự điều khiển của Moscow trong thời gian dài hàng thế kỷ cũng như hầu hết những người sống ở đây là người Nga. Các tỉnh phía đông Ukraine cũng có sự liên kết chặt chẽ với Nga. Vì vậy, các lực lượng Mỹ sẽ rất khó được chào đón ở các khu vực này.
Nhiều thành phố miền Đông Ukraine biểu thị rõ sự ủng hộ với Moscow.
6. Các phiếu bầu của Mỹ chống lại các lệnh trừng phạt quân sự
Mặc dù Mỹ có khả năng quân sự hàng đầu thế giới nhưng nước này sẽ khó có thể tham dự xung đột quân sự khi không đem lại nhiều lợi ích quốc gia. Có sự khác biệt giữa quyết tâm của Moscow và Washington đối với sự kiện Ukraine, ông Putin biết điều này và sẽ tận dụng nó để chiến thắng ở Ukraine.
Với các lý do kể trên, việc Mỹ can thiệp quân sự vào Ukraine sẽ đem lại những mối nguy hiểm to lớn so với việc đứng ngoài nhất là khi khả năng thành công là rất thấp.
“Các nhà lãnh đạo thông minh học cách sống trong những giới hạn về các cuộc can thiệp quân sự. Những nhà lãnh đạo vượt qua các giới hạn sẽ gặp phải thất bại hoặc là trên chiến trường hoặc là trên số lượng phiếu bầu”, nhà lịch sử Townsend Hoopes nói.
Nguyễn Hoàng

Bình luận(0)