Bài học từ chuyến thăm Ấn Độ của ông Tập Cận Bình

Google News

(Kiến Thức) - Chuyến thăm gần đây của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để lại nhiều tiếc nuối khi Bắc Kinh và New Delhi không đi đến khung thỏa thuận chung.

Khi ông Tập Cận Bình, trong lần đàu tiên tới thăm Ấn Độ, gặp mặt thủ tướng Narenda Modi, hai người có được cơ hội lớn để đặt mối quan hệ giữa 2 nền kinh tế lớn thứ nhất và thứ ba châu Á lên một tầm cao mới, tuy nhiên cả 2 lại không làm được điều đó.
 Ông Tập Cận Bình bắt tay với thủ tướng Ấn Độ Modi
Mặc dù chuyến đi này của ông Tập cũng đã rất thành công với những thỏa thuận hợp tác Trung - Ấn, đặc biệt là trong những lĩnh vực chưa được hai bên chú ý nhiều. Tuy nhiên, vấn đề “xâm nhập lãnh thổ” đã phủ đám mây đen lên sự kiện này. Truyền thông Ấn Độ rất nóng lòng với những tin tức mang tính tiêu cực với phía Trung Quốc – điều mà ông Tập không muốn có trong cuộc đối thoại này.
Vậy hãy tập trung vào những điều mà ông Tập và ông Modi đáng ra phải làm được, quan trọng hơn, là làm một cách khác đi để khiến cuộc họp trở thành một sự kiện lịch sử, điều mà cả 2 bên đều mong muốn.
Vào đêm trước hôm ông Tập Cận Bình đến Ấn Độ, thủ tướng Modi phát biểu trong chuyến thăm Nhật Bản: “Khắp mọi nơi, ta đều thấy một tư tưởng bành trướng của thế kỉ 18: đó là xâm lấn, đột nhập vùng biển, xâm lược và chiếm giữ vùng lãnh thổ các nước khác”. Cho dù Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Sushma Swaraj đã làm hết sức để làm giảm tuyên bố của ông Modi rằng ông không nêu đích danh một quốc gia nào nhưng không người Trung Quốc nào lại nghĩ thế. Bắc Kinh rất tức giận trước tuyên bố của ông Modi và tưởng như chủ tịch Tập Cận Bình đã hủy chuyến thăm Ấn Độ. Rất may là chuyện đó đã không xảy ra.
Từ quan điểm của Trung Quốc, Ấn Độ đã giáng một đòn nữa vào nước này, khi trong chuyến thăm Việt Nam, Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee đã kí một loạt thỏa thuận, trong đó có cả hợp tác quốc phòng và khai thác dầu khí. Hoàn toàn dễ hiểu khi Ấn Độ tự do theo đuổi chính sách đối ngoại của mình một cách độc lập với những nước láng giềng của Trung Quốc cũng như cách Trung Quốc làm điều tương tự với Ấn Độ. Có lẽ thời điểm của sự hợp tác Việt - Ấn là hoàn toàn sai đối với quan điểm Trung Quốc.
Từ quan điểm của Ấn Độ, New Delhi không làm điều gì gây tranh cãi và chỉ phản hồi chiến lược “chuỗi ngọc trai” mà Trung Quốc đang thực hiện với Ấn Độ khi một phần của chiến lược này là nhanh chóng tiến sâu vào các nước sân sau của Ấn Độ như Bangladesh, Sri Lanka, Nepal, Maldives, chưa kể đến Pakistan – mối đe dọa an ninh lớn nhất của Ấn Độ.
Hơn nữa, phía Trung Quốc còn có lập trường quá cứng rắn trong vấn đề tranh chấp biên giới. Ông Tập mới là vị chủ tịch nước thứ 3 đến thăm Ấn Độ vì đối thoại song phương nên có lẽ ông vẫn còn giữ sự thận trọng và trung lập. Nhưng không may đó là lần đầu tiên một cuộc xâm lấn của Trung Quốc diễn ra trên lãnh thổ Ấn Độ ngay cả khi chủ tịch Trung Quốc đang ở trên đất nước này và bàn về những vấn đề quan trọng với lãnh đạo của Ấn Độ nhằm cải thiện quan hệ song phương. Vậy nên việc truyền thông Ấn Độ chú ý quá nhiều đến vấn đề xâm lấn này đã gây tác động tiêu cực đến cuộc đối thoại này.
Nhưng cũng có những điểm lạc quan tại hội nghị này khi tất cả những điều được bàn luận tại đây đều nhằm một mục đích: phương thức hợp tác có ý nghĩa trong nhiều lĩnh vực giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Thế nhưng kết quả lại không như mong đợi và ý định của cả 2 bên.
Tuy thế chuyến thăm này của ông Tập là một thất bại. Đây là chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng với nhiều kết quả đạt được, nhưng hai bên đã có thể khiến mọi chuyện trở nên tốt đẹp hơn nếu họ có cách tiếp cận mềm mỏng hơn.
Bài học lớn nhất từ chuyến đi này là như mọi mối quan hệ song phương trên bình diện thế giới, chất kết dính chủ yếu giữa Trung Quốc và Ấn Độ chính là sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau là điều mà 2 bên nên có được.
Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều là hai nước láng giềng có trang bị vũ khí hạt nhân và có một trong những mối quan hệ song phương quan trọng nhất trên thế giới. Nếu hai nước cùng bắt tay nhau và có chung tiếng nói, cả thế giới sẽ phải lắng nghe họ.
Chuyến thăm này đã cho thấy mong muốn co được sự hợp tác mạnh mẽ và đầy ý nghĩa giữa hai nước và đồng thời cho thấy những điều mà cả hai phải là để đật được điều này.

Phong Đức

Bình luận(0)