Sắc tố lycopen có trong cà chua là những chất chống oxy hóa mạnh, có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư, chống sự hình thành các cục máu đông trong thành mạch. Trong khi đó, các gốc tự do hiện diện trong cơ thể là nguyên nhân chính dẫn đến sự hình thành tế bào ung thư. Việc tiêu thụ cà chua là cách đơn giản nhằm trung hòa gốc tự do, hạn chế nguy cơ mắc ung thư nguy hiểm. Để tận dụng tối đa lợi ích từ loại thực phẩm này, các chuyên gia khuyên nên thưởng thức cà chua trong khoảng 10 suất ăn mỗi tuần thay vì ăn uống không kế hoạch hoặc thi thoảng mới bổ sung một vài quả. Bên cạnh đó, nên thưởng thức cà chua dưới dạng nước sốt, súp nhằm mang lại cảm giác ngon miệng cũng như tăng cường khả năng tiêu thụ lycopene cao hơn so với việc ăn sống. Giới chuyên môn cũng chỉ ra, lycopene được hấp thụ trong cơ thể thông qua cơ chế chuyển hóa mật và chất béo. Chính vì vậy, việc chế biến cà chua với chút dầu thực vật thường được khuyến khích nhằm tận dụng tối đa lợi ích từ dưỡng chất này. Việc thưởng thức cà chua với súp lơ cũng là ý tưởng không tồi. Nguyên nhân bởi cà chua chứa nhiều lycopene, vitamin C, vitamin A còn súp lơ xanh chứa phytochemical beta-carotene, isothiocyanates và indoles. Kết hợp cà chua và súp lơ sẽ mang lại tác dụng phòng ngừa ung thư vượt trội.
Đặc biệt, tuyệt đối không ăn cà chua xanh. Lý do bởi cà chua xanh chứa lượng lớn alkaloid. Khi tiêu thụ nhiều alkaloid dễ gây ngộ độc thực phẩm. May mắn thay, alkaloid sẽ biến mất khi cà chua chín, chuyển sang màu đỏ. Không ăn cà chua, dưa chuột cùng lúc. Khi thưởng thức cùng nhau, lượng enzyme catabolic trong dưa chuột dễ dàng phá hủy lượng vitamin C có trong cà chua hoàn toàn không có lợi. Cuối cùng, không ăn cà chua khi đang đói. Cà chua chứa nhiều pectin, nhựa phenolic và các thành phần khác giống như trong quả hồng vàng. Khi đói thưởng thức cà chua, những chất này có thể dễ dàng phản ứng với axit, hình thành các cục không hòa tan, ảnh hưởng tiêu cực dạ dày, đau bụng, nôn mửa, thậm chí gây sốc.
Sắc tố lycopen có trong cà chua là những chất chống oxy hóa mạnh, có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư, chống sự hình thành các cục máu đông trong thành mạch.
Trong khi đó, các gốc tự do hiện diện trong cơ thể là nguyên nhân chính dẫn đến sự hình thành tế bào ung thư. Việc tiêu thụ cà chua là cách đơn giản nhằm trung hòa gốc tự do, hạn chế nguy cơ mắc ung thư nguy hiểm.
Để tận dụng tối đa lợi ích từ loại thực phẩm này, các chuyên gia khuyên nên thưởng thức cà chua trong khoảng 10 suất ăn mỗi tuần thay vì ăn uống không kế hoạch hoặc thi thoảng mới bổ sung một vài quả.
Bên cạnh đó, nên thưởng thức cà chua dưới dạng nước sốt, súp nhằm mang lại cảm giác ngon miệng cũng như tăng cường khả năng tiêu thụ lycopene cao hơn so với việc ăn sống.
Giới chuyên môn cũng chỉ ra, lycopene được hấp thụ trong cơ thể thông qua cơ chế chuyển hóa mật và chất béo. Chính vì vậy, việc chế biến cà chua với chút dầu thực vật thường được khuyến khích nhằm tận dụng tối đa lợi ích từ dưỡng chất này.
Việc thưởng thức cà chua với súp lơ cũng là ý tưởng không tồi. Nguyên nhân bởi cà chua chứa nhiều lycopene, vitamin C, vitamin A còn súp lơ xanh chứa phytochemical beta-carotene, isothiocyanates và indoles. Kết hợp cà chua và súp lơ sẽ mang lại tác dụng phòng ngừa ung thư vượt trội.
Đặc biệt, tuyệt đối không ăn cà chua xanh. Lý do bởi cà chua xanh chứa lượng lớn alkaloid. Khi tiêu thụ nhiều alkaloid dễ gây ngộ độc thực phẩm. May mắn thay, alkaloid sẽ biến mất khi cà chua chín, chuyển sang màu đỏ.
Không ăn cà chua, dưa chuột cùng lúc. Khi thưởng thức cùng nhau, lượng enzyme catabolic trong dưa chuột dễ dàng phá hủy lượng vitamin C có trong cà chua hoàn toàn không có lợi.
Cuối cùng, không ăn cà chua khi đang đói. Cà chua chứa nhiều pectin, nhựa phenolic và các thành phần khác giống như trong quả hồng vàng. Khi đói thưởng thức cà chua, những chất này có thể dễ dàng phản ứng với axit, hình thành các cục không hòa tan, ảnh hưởng tiêu cực dạ dày, đau bụng, nôn mửa, thậm chí gây sốc.