Hút thuốc lá, nghiện rượu: hai yếu tố này được xem là nguyên nhân chính gây bệnh ung thư miệng và hầu họng, đặc biệt ở các nước phương Tây. Trong thuốc lá, rượu có chứa chất nitrosamine và các hoá chất độc hại khác gây ung thư. Khi uống rượu, chất nitrosamine sẽ đi qua miệng, cổ họng và phần trên cùng của thanh quản (nắp thanh quản). Trong trường hợp bạn hút thuốc, khói sẽ đi qua đường miệng, cổ họng và thanh quản rồi tới phổi. Cả hai con đường này đều khiến nitrosamine có cơ hội tàn phá các tế bào ở khoang miệng.
Thói quen ăn trầu: tục ăn trầu khá phổ biến ở một số nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, thói quen này có thể khiến niêm mạc trong miệng bị tổn thương nghiêm trọng. Nguyên nhân của vấn đề là khi nhai, miếng trầu sẽ cọ xát mạnh vào niêm mạc, gây tróc vảy ở lớp thượng bì hoặc tạo nhiều vết trợt. Những vết thương trên có màu đỏ sáng, khi lau sạch có thể thấy lộ đốm vàng. Ngoài ra, ăn trầu còn gây các tổn thương tiền ung thư khác như bạch sản và xơ hóa dưới niêm mạc miệng.
Chế độ dinh dưỡng: việc duy trì chế độ ăn thiếu vi chất kẽm, vitamin và các khoáng chất cũng khiến bạn dễ dàng đối diện với căn bệnh này. Tình trạng ăn uống thiếu các chất trên diễn ra khá phổ biến ở những người nghiện rượu. Đây cũng là một nguyên nhân lý giải tại sao người nghiện rượu lại hay mắc ung thư miệng đến vậy. Để khắc phục tình trạng, bạn nên ăn nhiều hoa quả tươi, rau xanh bởi những thực phẩm này chứa nhiều chất oxy hóa và các chất khác có tác dụng ngăn ngừa sự tàn phá tế bào trong cơ thể.
Virus HPV: các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu cho thấy, Human Papillomavirus (HPV) lây lan trong quan hệ tình dục có thể gây ra ung thư miệng. Đây cũng là loại virus có khả năng gây tử vong cao trong những thập kỷ gần đây. Theo giáo sư Maura Gillison đến từ Đại học bang Ohio (Columbus, Mỹ), mặc dù các bằng chứng khoa học không hoàn toàn cho biết liệu thuốc chủng ngừa HPV hiện nay có thể bảo vệ con người tránh khỏi chủng HPV gây ung thư vòm họng hay không, nhưng suy cho cùng, đến nay thuốc chủng ngừa đã được chứng minh hiệu quả để ngăn ngừa nhiễm virus và giúp chống lại bệnh ung thư cổ tử cung.
Hệ miễn dịch yếu: nghiên cứu chỉ ra rằng, những người mang trong mình virus HIV sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư miệng cao do hệ miễn dịch bị suy giảm trầm trọng. Ngoài yếu tố này, việc dùng thuốc để ngăn chặn khả năng miễn dịch sau cấy ghép nội tạng cũng làm gia tăng khả năng mắc bệnh.
Ảnh hưởng từ ánh mặt trời: ung thư da khá phổ biến ở vùng mặt, cổ bởi những khu vực này thường xuyên tiếp xúc với tia cực tím (UV). Một khi các tế bào ung thư ác tính trên da di căn thì nó dễ dàng lây sang môi và các bộ phận khác gần chúng – trong đó có miệng. Bên cạnh tác dụng từ tia UV, nhiều người còn bị ảnh hưởng từ giường tắm nắng.Ảnh hưởng từ bệnh ung thư trước: người từng điều trị thành công bệnh ung thư hầu họng hay các bệnh ung thư khác tỏ ra dễ dàng mắc bệnh ung thư miệng hơn so với những người chưa từng kinh qua bất kỳ bệnh ung thư nào. Con số thống kê cũng cho thấy phụ nữ có xu hướng mắc bệnh cao hơn so với nam giới.
Tiền sử gia đình: cho đến nay các nhà khoa học chưa lý giải được tại sao khi người thân trong gia đình từng mắc ung thư miệng thì những người khác sẽ phải đối diện nguy cơ mắc căn bệnh này cao hơn so với những người không có tiền sử gia đình bị bệnh.
Vệ sinh răng miệng kém cũng góp phần tạo ra một môi trường nuôi dưỡng sự phát triển cũng như nhân rộng các vi khuẩn và mycetes, có lợi cho sự hình thành của chất nitrosamine gây ung thư.
Hút thuốc lá, nghiện rượu: hai yếu tố này được xem là nguyên nhân chính gây bệnh ung thư miệng và hầu họng, đặc biệt ở các nước phương Tây. Trong thuốc lá, rượu có chứa chất nitrosamine và các hoá chất độc hại khác gây ung thư. Khi uống rượu, chất nitrosamine sẽ đi qua miệng, cổ họng và phần trên cùng của thanh quản (nắp thanh quản). Trong trường hợp bạn hút thuốc, khói sẽ đi qua đường miệng, cổ họng và thanh quản rồi tới phổi. Cả hai con đường này đều khiến nitrosamine có cơ hội tàn phá các tế bào ở khoang miệng.
Thói quen ăn trầu: tục ăn trầu khá phổ biến ở một số nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, thói quen này có thể khiến niêm mạc trong miệng bị tổn thương nghiêm trọng. Nguyên nhân của vấn đề là khi nhai, miếng trầu sẽ cọ xát mạnh vào niêm mạc, gây tróc vảy ở lớp thượng bì hoặc tạo nhiều vết trợt. Những vết thương trên có màu đỏ sáng, khi lau sạch có thể thấy lộ đốm vàng. Ngoài ra, ăn trầu còn gây các tổn thương tiền ung thư khác như bạch sản và xơ hóa dưới niêm mạc miệng.
Chế độ dinh dưỡng: việc duy trì chế độ ăn thiếu vi chất kẽm, vitamin và các khoáng chất cũng khiến bạn dễ dàng đối diện với căn bệnh này. Tình trạng ăn uống thiếu các chất trên diễn ra khá phổ biến ở những người nghiện rượu. Đây cũng là một nguyên nhân lý giải tại sao người nghiện rượu lại hay mắc ung thư miệng đến vậy. Để khắc phục tình trạng, bạn nên ăn nhiều hoa quả tươi, rau xanh bởi những thực phẩm này chứa nhiều chất oxy hóa và các chất khác có tác dụng ngăn ngừa sự tàn phá tế bào trong cơ thể.
Virus HPV: các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu cho thấy, Human Papillomavirus (HPV) lây lan trong quan hệ tình dục có thể gây ra ung thư miệng. Đây cũng là loại virus có khả năng gây tử vong cao trong những thập kỷ gần đây. Theo giáo sư Maura Gillison đến từ Đại học bang Ohio (Columbus, Mỹ), mặc dù các bằng chứng khoa học không hoàn toàn cho biết liệu thuốc chủng ngừa HPV hiện nay có thể bảo vệ con người tránh khỏi chủng HPV gây ung thư vòm họng hay không, nhưng suy cho cùng, đến nay thuốc chủng ngừa đã được chứng minh hiệu quả để ngăn ngừa nhiễm virus và giúp chống lại bệnh ung thư cổ tử cung.
Hệ miễn dịch yếu: nghiên cứu chỉ ra rằng, những người mang trong mình virus HIV sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư miệng cao do hệ miễn dịch bị suy giảm trầm trọng. Ngoài yếu tố này, việc dùng thuốc để ngăn chặn khả năng miễn dịch sau cấy ghép nội tạng cũng làm gia tăng khả năng mắc bệnh.
Ảnh hưởng từ ánh mặt trời: ung thư da khá phổ biến ở vùng mặt, cổ bởi những khu vực này thường xuyên tiếp xúc với tia cực tím (UV). Một khi các tế bào ung thư ác tính trên da di căn thì nó dễ dàng lây sang môi và các bộ phận khác gần chúng – trong đó có miệng. Bên cạnh tác dụng từ tia UV, nhiều người còn bị ảnh hưởng từ giường tắm nắng.
Ảnh hưởng từ bệnh ung thư trước: người từng điều trị thành công bệnh ung thư hầu họng hay các bệnh ung thư khác tỏ ra dễ dàng mắc bệnh ung thư miệng hơn so với những người chưa từng kinh qua bất kỳ bệnh ung thư nào. Con số thống kê cũng cho thấy phụ nữ có xu hướng mắc bệnh cao hơn so với nam giới.
Tiền sử gia đình: cho đến nay các nhà khoa học chưa lý giải được tại sao khi người thân trong gia đình từng mắc ung thư miệng thì những người khác sẽ phải đối diện nguy cơ mắc căn bệnh này cao hơn so với những người không có tiền sử gia đình bị bệnh.
Vệ sinh răng miệng kém cũng góp phần tạo ra một môi trường nuôi dưỡng sự phát triển cũng như nhân rộng các vi khuẩn và mycetes, có lợi cho sự hình thành của chất nitrosamine gây ung thư.