Kiểm tra lịch sử gia đình. Nếu trong gia đình từng có người mắc ung thư xương thì các thành viên khác cần thường xuyên thực hiện thăm khám nhằm phát hiện bệnh sớm, nâng cao hiệu quả điều trị.
Duy trì lối sống lành mạnh. Quan trọng nhất, mọi người cần tránh xa thói quen hút thuốc bởi những độc tố có trong chúng sẽ dễ dàng hủy hoại cơ thể nói chung, tăng nguy cơ ung thư xương nói riêng. Thay vào đó, bạn nên giải tỏa căng thẳng bằng cách tập yoga, xem phim hoặc tham gia các câu lạc bộ luyện tập thể thao. Tránh tiếp xúc với hóa - xạ trị. Đây được xem là hai yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư xương. Điều này đặc biệt quan trọng với đối tượng trẻ nhỏ. Theo kết quả được công bố trên trang cancer.about.com, nếu thường xuyên tiếp xúc với hóa – xạ trị, các em có nguy cơ mắc ung thư xương cao năm năm sau đó. Ăn uống đầy đủ dưỡng chất. Nhiều trường hợp ung thư có liên quan đến chế độ dinh dưỡng nghèo nàn. Đặc biệt, việc tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa chất bảo quản và chế biến sẵn sẽ đẩy nguy cơ mắc bệnh cao hơn nhiều. Để ngăn ngừa ung thư xương hiệu quả, bạn nên tiêu thụ nhiều chất chống oxy hóa và chất xơ có trong rau xanh và trái cây; bổ sung các món cá giàu axit béo omega – 3 trong bữa ăn thay cho các loại thịt đỏ và thịt nạc.
Tăng cường hệ miễn dịch bằng các loại thảo mộc. Các loại thảo mộc như nghệ, trà xanh, nhân sâm, cỏ ba lá đỏ, nấm linh chi… từ lâu được biết đến với tính năng ngăn ngừa ung thư mạnh mẽ.Hạn chế tiếp xúc với ô nhiễm. Việc sống trong khu vực không khí ô nhiễm và tiếp xúc với tia UV có trong ánh mặt trời quá nhiều cũng là yếu tố khiến con người mắc ung thư xương. Chính vì vậy, để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, bạn nên thường xuyên đeo khẩu trang để bảo vệ cơ thể. Thường xuyên thăm khám sức khỏe. Điều này giúp các bác sĩ phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường. Thực tế, không có triệu chứng đặc hiệu giúp phát hiện bệnh nên việc tầm soát ung thư có ý nghĩa quan trọng hơn.
Kiểm tra lịch sử gia đình. Nếu trong gia đình từng có người mắc ung thư xương thì các thành viên khác cần thường xuyên thực hiện thăm khám nhằm phát hiện bệnh sớm, nâng cao hiệu quả điều trị.
Duy trì lối sống lành mạnh. Quan trọng nhất, mọi người cần tránh xa thói quen hút thuốc bởi những độc tố có trong chúng sẽ dễ dàng hủy hoại cơ thể nói chung, tăng nguy cơ ung thư xương nói riêng. Thay vào đó, bạn nên giải tỏa căng thẳng bằng cách tập yoga, xem phim hoặc tham gia các câu lạc bộ luyện tập thể thao.
Tránh tiếp xúc với hóa - xạ trị. Đây được xem là hai yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư xương. Điều này đặc biệt quan trọng với đối tượng trẻ nhỏ. Theo kết quả được công bố trên trang cancer.about.com, nếu thường xuyên tiếp xúc với hóa – xạ trị, các em có nguy cơ mắc ung thư xương cao năm năm sau đó.
Ăn uống đầy đủ dưỡng chất. Nhiều trường hợp ung thư có liên quan đến chế độ dinh dưỡng nghèo nàn. Đặc biệt, việc tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa chất bảo quản và chế biến sẵn sẽ đẩy nguy cơ mắc bệnh cao hơn nhiều. Để ngăn ngừa ung thư xương hiệu quả, bạn nên tiêu thụ nhiều chất chống oxy hóa và chất xơ có trong rau xanh và trái cây; bổ sung các món cá giàu axit béo omega – 3 trong bữa ăn thay cho các loại thịt đỏ và thịt nạc.
Tăng cường hệ miễn dịch bằng các loại thảo mộc. Các loại thảo mộc như nghệ, trà xanh, nhân sâm, cỏ ba lá đỏ, nấm linh chi… từ lâu được biết đến với tính năng ngăn ngừa ung thư mạnh mẽ.
Hạn chế tiếp xúc với ô nhiễm. Việc sống trong khu vực không khí ô nhiễm và tiếp xúc với tia UV có trong ánh mặt trời quá nhiều cũng là yếu tố khiến con người mắc ung thư xương. Chính vì vậy, để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, bạn nên thường xuyên đeo khẩu trang để bảo vệ cơ thể.
Thường xuyên thăm khám sức khỏe. Điều này giúp các bác sĩ phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường. Thực tế, không có triệu chứng đặc hiệu giúp phát hiện bệnh nên việc tầm soát ung thư có ý nghĩa quan trọng hơn.