Phát hiện sớm là yếu tố quan trọng nhất trong việc quyết định sự sống còn của bệnh nhân ung thư. Thông thường, bác sĩ thực hiện các phương pháp dưới đây để phát hiện bệnh ung thư đầu cổ.
1 - Khám lâm sàng. Thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra trực quan khu vực răng miệng, mũi, cổ, họng và lưỡi người bệnh bằng một chiếc gương nhỏ. Dù khá đơn giản nhưng rất nhiều dấu hiệu, khối u bất thường từng được phát hiện.
2 - Nội soi. Là cách sử dụng ống soi cho đi qua đường mũi, miệng để kiểm tra các cơ quan trong cơ thể. Ống nội soi được lựa chọn phụ thuộc vào khu vực cần thăm khám. Chẳng hạn, esophagoscope được dùng đưa qua đường miệng để kiểm tra thực quản; nasopharygoscope đưa vào mũi giúp tìm kiếm dấu hiệu bất thường ở khoang mũi, vòm họng.
Quá trình nội soi có thể khiến bệnh nhân đau đớn nên một số trường hợp bác sĩ buộc phải gây tê, gây mê hoặc sử dụng thuốc an thần để giúp họ dễ dàng vượt qua.
3 - Phương pháp xét nghiệm máu dùng để xác định nồng độ các chất chỉ thị ung thư (tumor markers) có trong máu. Chất chỉ thị ung thư là những chất hiện diện trong máu với nồng độ tăng cao trong những tình huống nhất định. Tuy nhiên, việc có chất chỉ thị ung thư với mức độ cao trong máu không đồng nghĩa bạn đã mắc ung thư. Kết quả xét nghiệm này thường là tài liệu tham khảo cho quá trình chẩn đoán.
4 - Chụp X - quang là phương pháp sử dụng lượng nhỏ chất phóng xạ để tạo ra hình ảnh cấu trúc khu vực bên trong đầu - cổ. Chụp X - quang được sử dụng chủ yếu để xác định các giai đoạn ung thư.
5 - Chụp cắt lớp vi tính (CT scan). Về cơ bản, CT scan là một dạng chụp X - quang. Máy chụp được thiết kế chạy vòng quanh cơ thể bệnh nhân, phát tia X để có được hình ảnh chi tiết trong cơ thể. Những hình ảnh này được kết nối với một hệ thống máy tính giúp bác sĩ dễ dàng phát hiện dấu hiệu bất thường ở đầu - cổ và toàn bộ cơ thể.
6 - Chụp cộng hưởng từ (MRI). Là cách sử dụng từ trường để tạo ra hình ảnh ba chiều của các bộ phận bên trong cơ thể. MRI thường tốt hơn các kỹ thuật hình ảnh khác và đã được cải thiện đáng kể về độ chính xác trong việc chẩn đoán nhiều căn bệnh. Áp dụng chụp cộng hưởng từ thay thế các phương pháp kiểm tra như nội soi, xét nghiệm máu giúp giảm đau đớn, rủi ro cũng như sự bất tiện cho bệnh nhân.
7 - Quét PET. Phương pháp này giúp tạo ra hình ảnh ở đầu – cổ và các mô trong cơ thể. Một lượng nhỏ chất phóng xạ sẽ được tiêm cho bệnh nhân. Những chất này dễ dàng được hấp thu bởi các tế bào ung thư, làm chúng trở nên sáng hơn so với những tế bào bình thường (nghiên cứu cho thấy, tế bào ung thư có xu hướng sử dụng nhiều năng lượng hơn các tế bào thông thường. Điều này lý giải tại sao nó lại “ăn” nhiều chất phóng xạ như vậy). Ưu điểm của quét PET là có thể xác định ung thư đã di căn đến những bộ phận nào để tiến hành điều trị kịp thời, không để sót.
Phát hiện sớm là yếu tố quan trọng nhất trong việc quyết định sự sống còn của bệnh nhân ung thư. Thông thường, bác sĩ thực hiện các phương pháp dưới đây để phát hiện bệnh ung thư đầu cổ.
1 - Khám lâm sàng. Thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra trực quan khu vực răng miệng, mũi, cổ, họng và lưỡi người bệnh bằng một chiếc gương nhỏ. Dù khá đơn giản nhưng rất nhiều dấu hiệu, khối u bất thường từng được phát hiện.
2 - Nội soi. Là cách sử dụng ống soi cho đi qua đường mũi, miệng để kiểm tra các cơ quan trong cơ thể. Ống nội soi được lựa chọn phụ thuộc vào khu vực cần thăm khám. Chẳng hạn, esophagoscope được dùng đưa qua đường miệng để kiểm tra thực quản; nasopharygoscope đưa vào mũi giúp tìm kiếm dấu hiệu bất thường ở khoang mũi, vòm họng.
Quá trình nội soi có thể khiến bệnh nhân đau đớn nên một số trường hợp bác sĩ buộc phải gây tê, gây mê hoặc sử dụng thuốc an thần để giúp họ dễ dàng vượt qua.
3 - Phương pháp xét nghiệm máu dùng để xác định nồng độ các chất chỉ thị ung thư (tumor markers) có trong máu. Chất chỉ thị ung thư là những chất hiện diện trong máu với nồng độ tăng cao trong những tình huống nhất định. Tuy nhiên, việc có chất chỉ thị ung thư với mức độ cao trong máu không đồng nghĩa bạn đã mắc ung thư. Kết quả xét nghiệm này thường là tài liệu tham khảo cho quá trình chẩn đoán.
4 - Chụp X - quang là phương pháp sử dụng lượng nhỏ chất phóng xạ để tạo ra hình ảnh cấu trúc khu vực bên trong đầu - cổ. Chụp X - quang được sử dụng chủ yếu để xác định các giai đoạn ung thư.
5 - Chụp cắt lớp vi tính (CT scan). Về cơ bản, CT scan là một dạng chụp X - quang. Máy chụp được thiết kế chạy vòng quanh cơ thể bệnh nhân, phát tia X để có được hình ảnh chi tiết trong cơ thể. Những hình ảnh này được kết nối với một hệ thống máy tính giúp bác sĩ dễ dàng phát hiện dấu hiệu bất thường ở đầu - cổ và toàn bộ cơ thể.
6 - Chụp cộng hưởng từ (MRI). Là cách sử dụng từ trường để tạo ra hình ảnh ba chiều của các bộ phận bên trong cơ thể. MRI thường tốt hơn các kỹ thuật hình ảnh khác và đã được cải thiện đáng kể về độ chính xác trong việc chẩn đoán nhiều căn bệnh. Áp dụng chụp cộng hưởng từ thay thế các phương pháp kiểm tra như nội soi, xét nghiệm máu giúp giảm đau đớn, rủi ro cũng như sự bất tiện cho bệnh nhân.
7 - Quét PET. Phương pháp này giúp tạo ra hình ảnh ở đầu – cổ và các mô trong cơ thể. Một lượng nhỏ chất phóng xạ sẽ được tiêm cho bệnh nhân. Những chất này dễ dàng được hấp thu bởi các tế bào ung thư, làm chúng trở nên sáng hơn so với những tế bào bình thường (nghiên cứu cho thấy, tế bào ung thư có xu hướng sử dụng nhiều năng lượng hơn các tế bào thông thường. Điều này lý giải tại sao nó lại “ăn” nhiều chất phóng xạ như vậy). Ưu điểm của quét PET là có thể xác định ung thư đã di căn đến những bộ phận nào để tiến hành điều trị kịp thời, không để sót.