Ung thư đầu cổ là bệnh chiếm tỷ lệ cao trong những loại ung thư mà con người dễ mắc phải. Thông thường, nó rất khó phát hiện bằng mắt thường và nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ thói quen sử dụng thuốc lá, tiếp xúc với ánh mặt trời, ô nhiễm không khí...
Một trong số nguyên nhân hàng đầu gây ung thư đầu cổ là việc sử dụng thuốc lá và nghiện rượu. Chúng gây tác động mạnh mẽ đến khoang miệng, hầu họng và thanh quản. Thực vậy, thống kê cho thấy 85% các ca mắc ung thư đầu cổ có liên quan đến hai thói quen xấu trên.
Bên cạnh đó, việc tiếp xúc nhiều với ánh mặt trời làm ảnh hưởng đến quá trình hình thành bệnh. Tia UV có trong ánh mặt trời khiến các tế bào da ở khu vực môi dễ dàng bị hủy hoại. Trong trường hợp những tế bào ung thư môi là ác tính, nó dễ dàng xâm lấn sang các khu vực xung quanh như khoang miệng, hầu họng.
Một trong những bệnh phổ biến ở nhóm ung thư đầu cổ là ung thư xoang mũi. Thông thường, nam giới tỷ lệ mắc bệnh hơn phụ nữ. Độ tuổi phổ biến nhất để chẩn đoán tình trạng này dao động trong khoảng 50 đến 60. Ngoài ảnh hưởng của khói thuốc, hít phải bụi từ gỗ, vải dệt, hơi formaldehyde, dung môi, niken, cồn và radium là nguyên nhân chính gây bệnh.
Trong khi đó, ung thư vòm họng khá phổ biến ở các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc. Nguồn gốc gây bệnh là do cơ thể bị lây nhiễm virus Epstein – Barr, tiếp xúc với bụi bẩn ở các xưởng gỗ; tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều muối, chất bảo quản.
Một dạng nữa của ung thư đầu cổ là ung thư hầu họng. Nó bắt nguồn do thực hiện vệ sinh răng miệng kém, lây nhiễm virus HPV và rất có thể có liên quan đến quá trình sử dụng nước súc miệng có nồng độ cồn cao. Tuy nhiên, cho đến nay giới khoa học vẫn chưa lý giải được vì sao sử dụng nước súc miệng lại gây nên căn bệnh nguy hiểm này.
Ngoài những yếu tố trên, người châu Á còn đối diện với nguy cơ mắc bệnh cao do thói quen ăn trầu. Trong quá trình nhai, miếng trầu sẽ cọ xát mạnh vào niêm mạc, gây tróc vảy ở lớp thượng bì hoặc tạo nhiều vết trợt. Ăn trầu cũng gây các tổn thương tiền ung thư khác như bạch sản và xơ hóa dưới niêm mạc miệng.
Đối với ung thư thanh quản, nguyên nhân gây bệnh thường do tiếp xúc với chất amiang có trong không khí. Nồng độ amiang đậm đặc ở những nơi làm việc hơn là các không gian khác. Ung thư thanh quản có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào như thanh môn (vị trí của dây thanh âm), vùng trên thanh môn (vùng trên dây âm thanh) và dưới thanh môn (vùng nối thanh quản với khí quản).
Ung thư đầu cổ là bệnh chiếm tỷ lệ cao trong những loại ung thư mà con người dễ mắc phải. Thông thường, nó rất khó phát hiện bằng mắt thường và nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ thói quen sử dụng thuốc lá, tiếp xúc với ánh mặt trời, ô nhiễm không khí...
Một trong số nguyên nhân hàng đầu gây ung thư đầu cổ là việc sử dụng thuốc lá và nghiện rượu. Chúng gây tác động mạnh mẽ đến khoang miệng, hầu họng và thanh quản. Thực vậy, thống kê cho thấy 85% các ca mắc ung thư đầu cổ có liên quan đến hai thói quen xấu trên.
Bên cạnh đó, việc tiếp xúc nhiều với ánh mặt trời làm ảnh hưởng đến quá trình hình thành bệnh. Tia UV có trong ánh mặt trời khiến các tế bào da ở khu vực môi dễ dàng bị hủy hoại. Trong trường hợp những tế bào ung thư môi là ác tính, nó dễ dàng xâm lấn sang các khu vực xung quanh như khoang miệng, hầu họng.
Một trong những bệnh phổ biến ở nhóm ung thư đầu cổ là ung thư xoang mũi. Thông thường, nam giới tỷ lệ mắc bệnh hơn phụ nữ. Độ tuổi phổ biến nhất để chẩn đoán tình trạng này dao động trong khoảng 50 đến 60. Ngoài ảnh hưởng của khói thuốc, hít phải bụi từ gỗ, vải dệt, hơi formaldehyde, dung môi, niken, cồn và radium là nguyên nhân chính gây bệnh.
Trong khi đó, ung thư vòm họng khá phổ biến ở các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc. Nguồn gốc gây bệnh là do cơ thể bị lây nhiễm virus Epstein – Barr, tiếp xúc với bụi bẩn ở các xưởng gỗ; tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều muối, chất bảo quản.
Một dạng nữa của ung thư đầu cổ là ung thư hầu họng. Nó bắt nguồn do thực hiện vệ sinh răng miệng kém, lây nhiễm virus HPV và rất có thể có liên quan đến quá trình sử dụng nước súc miệng có nồng độ cồn cao. Tuy nhiên, cho đến nay giới khoa học vẫn chưa lý giải được vì sao sử dụng nước súc miệng lại gây nên căn bệnh nguy hiểm này.
Ngoài những yếu tố trên, người châu Á còn đối diện với nguy cơ mắc bệnh cao do thói quen ăn trầu. Trong quá trình nhai, miếng trầu sẽ cọ xát mạnh vào niêm mạc, gây tróc vảy ở lớp thượng bì hoặc tạo nhiều vết trợt. Ăn trầu cũng gây các tổn thương tiền ung thư khác như bạch sản và xơ hóa dưới niêm mạc miệng.
Đối với ung thư thanh quản, nguyên nhân gây bệnh thường do tiếp xúc với chất amiang có trong không khí. Nồng độ amiang đậm đặc ở những nơi làm việc hơn là các không gian khác. Ung thư thanh quản có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào như thanh môn (vị trí của dây thanh âm), vùng trên thanh môn (vùng trên dây âm thanh) và dưới thanh môn (vùng nối thanh quản với khí quản).