Lở môi. Lở môi hay còn được gọi là hiện tượng mọc mụn nước. Nó xuất hiện sau khi người bệnh bị sốt hoặc cảm lạnh. Virus gây lở môi được phát tán qua những nụ hôn, dùng chung đồ hoặc tiếp xúc gần gũi với người mang virus gây bệnh. Để trị lở môi, bạn có thể sử dụng các loại thuốc mỡ giúp dễ chịu hơn, khiến vết thương mau lành. Nếu không được điều trị dứt điểm, lở môi có thể gây ra vấn đề khác như loét miệng, hôi miệng hay thậm chí là căn bệnh ung thư đáng sợ.
Chứng mụt đẹn ở trẻ con. Nó được hình thành do nhiễm nấm men candida. Loại nấm này khá phổ biến ở người già và trẻ sơ sinh. Nguyên nhân chính gây bệnh là do sự suy giảm chức năng của hệ miễn dịch, mắc bệnh tiểu đường hoặc lạm dụng thuốc kháng sinh. Chứng mụn đẹn gây phiền phức cho khổ chủ bởi mỗi khi chạm vào, chúng sẽ mang lại cảm giác đau nhức, khó chịu vô cùng. Để giải quyết dứt điểm, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi hành động.
Đen gai lưỡi. Nó xảy ra khi những vết nhỏ trên lưỡi bị vi khuẩn tấn công và trú ngụ trong thời gian dài. Đen gai lưỡi bắt nguồn từ việc sử dụng thuốc kháng sinh, vệ sinh răng miệng kém, hút thuốc, uống trà, cà phê hoặc do cơ thể không tiết ra đủ lượng nước bọt để làm sạch mảng bám. Cách tốt nhất để giúp nụ cười trở nên rạng rỡ hơn là thường xuyên đánh lưỡi bằng một dụng cụ chuyên dụng.
Loét miệng. Hiện giới khoa học chưa phát hiện được nguồn gốc của những vết loét. Rất có thể do vùng da này quá mẫn cảm, bị nhiễm trùng hoặc cơ thể thiếu các vi chất cần thiết. Vết loét thường xuất hiện ở lưỡi, má hoặc nướu răng. Nó có thể kéo dài một đến hai tuần và dễ dàng điều trị bằng các loại thuốc, phẫu thuật bằng tia laser.
Bạch sản. Là phản ứng của cơ thể khi chịu kích thích từ việc sử dụng răng giả không phù hợp, răng thô hay thói quen hút thuốc lá. Nó có hình dạng giống như các bản vá lỗi màu trắng, mảng bám trong miệng và không gây đau cho bệnh nhân. Bạch sản đôi khi là một dấu hiệu tiền ung thư. Trong trường hợp chúng có xu hướng lan rộng trong miệng thì bạn cần đi khám nha khoa càng sớm càng tốt.
Địa y Planus. Đây là dạng phát ban hiếm gặp có hình thù giống như một lớp ren, màu trắng hoặc hơi đỏ ở má và lưỡi. Hiện vẫn chưa tìm được nguyên nhân gây bệnh. Nhìn chung, nếu nó xuất hiện ở diện nhỏ thì không cần thiết phải thực hiện điều trị. Trong trường hợp người bệnh thấy đau, lở loét thì cần sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ nha khoa. Điều đáng lưu ý là địa y Planus có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư miệng.
Xuất hiện đốm ở lưỡi. Để phát hiện, bạn có thể nâng lưỡi lên rồi hạ xuống vài lần. Những vết đốm có thể thay đổi vị trí, hình dạng và kích thước trong vòng vài phút đến một giờ. Xuất hiện vết đốm ở lưỡi thường không tác động xấu đến cơ thể và dễ dàng mất đi. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy đau nhức thì có thể sử dụng thuốc chống viêm sẽ giúp dễ chịu hơn.
Ung thư miệng. Dấu hiệu nhận diện ung thư là bạn cảm thấy đau miệng, có chạy chữa nhưng bệnh không thuyên giảm. Ngoài cảm giác đau, bạn còn gặp khó khăn trong việc nhai, nuốt và nói. Bệnh được hình thành do thói quen sử dụng thuốc lá, nghiện rượu, thừa hưởng yếu tố di truyền và thường xuyên tiếp xúc với ánh mặt trời. Ung thư miệng còn bắt nguồn từ việc lây nhiễm virus HPV. Phát hiện bệnh càng sớm thì cơ hội điều trị thành công càng cao.
TMJ. Vấn đề này còn được gọi là hội chứng chung thái dương, gây đau đớn dữ dội ở khu vực hàm, mặt, tai hoặc cổ. TMJ hình thành do thói quen nghiến răng, mài răng. Tuy nhiên, những tác động của TMJ lên cơ thể thường không giống nhau. Nó gây đau, nhức đầu, chóng mặt hoặc đôi khi khiến người bệnh cảm thấy khó nuốt. Bệnh dễ dàng được chữa khỏi bằng cách uống thuốc hoặc tiến hành phẫu thuật.
Mẻ răng. Đây là một trong những tổn hại khi người bệnh nhai đá lạnh, kẹo cứng, nghiến răng hoặc ăn phải các loại thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Một trong những trường hợp gây đau đớn nhất là vụn răng cắm vào các mô mềm trong khoang miệng, gây viêm loét. Cảm giác nhức nhối này sớm được loại bỏ khi bạn đến các phòng khám nha khoa để gắp chúng ra. Nếu là mảnh răng nhỏ, đôi khi nó sẽ tự bung ra và vết loét sẽ lành. Nếu chúng gây đau hoặc ảnh hưởng lớn thì bạn cần nhờ tới sự hỗ trợ của bác sĩ nha khoa.
Viêm lợi và hiện tượng chảy máu chân răng. Viêm lợi không chỉ xuất hiện ở người cao tuổi, nó còn “quấy rầy” nhiều lứa tuổi khác. Ngoài viêm lợi, bệnh nướu răng cũng khá phổ biến. Đây là tình trạng viêm của mô mềm (nướu) và tiêu bất thường ổ xương bao quanh và nâng đỡ răng. Độc tố được tiết ra từ vi khuẩn trong có mảng bám là thủ phạm chính gây bệnh. Mảng bám này được hình thành từ hỗn hợp thức ăn, nước bọt và vi khuẩn.
Các triệu chứng sớm của bệnh nướu bao gồm chảy máu nướu không đau. Nếu thấy đau, rất có thể bệnh đã tiến triển đến mức mất xương vùng xung quanh răng, dẫn đến sự hình thành túi nướu. Vi khuẩn trong các túi nướu gây nhiễm trùng, sưng, đau, và phá hủy xương, răng trên diện rộng. Thậm chí nó có thể gây mất răng. Song khoảng 90% các vấn đề về nướu dễ dàng được ngăn ngừa bằng việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
Hôi miệng. Có rất nhiều nguyên nhân gây hôi miệng. Trong đó một số nguyên nhân thường gặp như: sâu răng, viêm lợi, viêm họng, viêm mũi họng, viêm amidan, viêm dạ dày, viêm thực quản, đánh răng không kỹ để thức ăn tồn đọng ở kẽ răng. Bạn có thể chống hôi miệng bằng cách thường xuyên đánh răng, lưỡi. Súc miệng sau mỗi bữa ăn.
Vết rộp trên lưỡi. Những vết phồng dễ gây cảm giác khó chịu cho người bệnh nhưng sẽ nhanh chóng tự mất sau một vài ngày. Nguyên nhân gây bệnh cho đến nay vẫn là một trong những điều bí ẩn ở cơ thể người. Rất có thể nó được hình thành khi cơ thể tương tác với một loại thực phẩm nào đó không phù hợp hoặc do bạn cắn vào lưỡi để lại những đốm sưng nhỏ.
Lở môi. Lở môi hay còn được gọi là hiện tượng mọc mụn nước. Nó xuất hiện sau khi người bệnh bị sốt hoặc cảm lạnh. Virus gây lở môi được phát tán qua những nụ hôn, dùng chung đồ hoặc tiếp xúc gần gũi với người mang virus gây bệnh. Để trị lở môi, bạn có thể sử dụng các loại thuốc mỡ giúp dễ chịu hơn, khiến vết thương mau lành. Nếu không được điều trị dứt điểm, lở môi có thể gây ra vấn đề khác như loét miệng, hôi miệng hay thậm chí là căn bệnh ung thư đáng sợ.
Chứng mụt đẹn ở trẻ con. Nó được hình thành do nhiễm nấm men candida. Loại nấm này khá phổ biến ở người già và trẻ sơ sinh. Nguyên nhân chính gây bệnh là do sự suy giảm chức năng của hệ miễn dịch, mắc bệnh tiểu đường hoặc lạm dụng thuốc kháng sinh. Chứng mụn đẹn gây phiền phức cho khổ chủ bởi mỗi khi chạm vào, chúng sẽ mang lại cảm giác đau nhức, khó chịu vô cùng. Để giải quyết dứt điểm, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi hành động.
Đen gai lưỡi. Nó xảy ra khi những vết nhỏ trên lưỡi bị vi khuẩn tấn công và trú ngụ trong thời gian dài. Đen gai lưỡi bắt nguồn từ việc sử dụng thuốc kháng sinh, vệ sinh răng miệng kém, hút thuốc, uống trà, cà phê hoặc do cơ thể không tiết ra đủ lượng nước bọt để làm sạch mảng bám. Cách tốt nhất để giúp nụ cười trở nên rạng rỡ hơn là thường xuyên đánh lưỡi bằng một dụng cụ chuyên dụng.
Loét miệng. Hiện giới khoa học chưa phát hiện được nguồn gốc của những vết loét. Rất có thể do vùng da này quá mẫn cảm, bị nhiễm trùng hoặc cơ thể thiếu các vi chất cần thiết. Vết loét thường xuất hiện ở lưỡi, má hoặc nướu răng. Nó có thể kéo dài một đến hai tuần và dễ dàng điều trị bằng các loại thuốc, phẫu thuật bằng tia laser.
Bạch sản. Là phản ứng của cơ thể khi chịu kích thích từ việc sử dụng răng giả không phù hợp, răng thô hay thói quen hút thuốc lá. Nó có hình dạng giống như các bản vá lỗi màu trắng, mảng bám trong miệng và không gây đau cho bệnh nhân. Bạch sản đôi khi là một dấu hiệu tiền ung thư. Trong trường hợp chúng có xu hướng lan rộng trong miệng thì bạn cần đi khám nha khoa càng sớm càng tốt.
Địa y Planus. Đây là dạng phát ban hiếm gặp có hình thù giống như một lớp ren, màu trắng hoặc hơi đỏ ở má và lưỡi. Hiện vẫn chưa tìm được nguyên nhân gây bệnh. Nhìn chung, nếu nó xuất hiện ở diện nhỏ thì không cần thiết phải thực hiện điều trị. Trong trường hợp người bệnh thấy đau, lở loét thì cần sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ nha khoa. Điều đáng lưu ý là địa y Planus có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư miệng.
Xuất hiện đốm ở lưỡi. Để phát hiện, bạn có thể nâng lưỡi lên rồi hạ xuống vài lần. Những vết đốm có thể thay đổi vị trí, hình dạng và kích thước trong vòng vài phút đến một giờ. Xuất hiện vết đốm ở lưỡi thường không tác động xấu đến cơ thể và dễ dàng mất đi. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy đau nhức thì có thể sử dụng thuốc chống viêm sẽ giúp dễ chịu hơn.
Ung thư miệng. Dấu hiệu nhận diện ung thư là bạn cảm thấy đau miệng, có chạy chữa nhưng bệnh không thuyên giảm. Ngoài cảm giác đau, bạn còn gặp khó khăn trong việc nhai, nuốt và nói. Bệnh được hình thành do thói quen sử dụng thuốc lá, nghiện rượu, thừa hưởng yếu tố di truyền và thường xuyên tiếp xúc với ánh mặt trời. Ung thư miệng còn bắt nguồn từ việc lây nhiễm virus HPV. Phát hiện bệnh càng sớm thì cơ hội điều trị thành công càng cao.
TMJ. Vấn đề này còn được gọi là hội chứng chung thái dương, gây đau đớn dữ dội ở khu vực hàm, mặt, tai hoặc cổ. TMJ hình thành do thói quen nghiến răng, mài răng. Tuy nhiên, những tác động của TMJ lên cơ thể thường không giống nhau. Nó gây đau, nhức đầu, chóng mặt hoặc đôi khi khiến người bệnh cảm thấy khó nuốt. Bệnh dễ dàng được chữa khỏi bằng cách uống thuốc hoặc tiến hành phẫu thuật.
Mẻ răng. Đây là một trong những tổn hại khi người bệnh nhai đá lạnh, kẹo cứng, nghiến răng hoặc ăn phải các loại thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Một trong những trường hợp gây đau đớn nhất là vụn răng cắm vào các mô mềm trong khoang miệng, gây viêm loét. Cảm giác nhức nhối này sớm được loại bỏ khi bạn đến các phòng khám nha khoa để gắp chúng ra. Nếu là mảnh răng nhỏ, đôi khi nó sẽ tự bung ra và vết loét sẽ lành. Nếu chúng gây đau hoặc ảnh hưởng lớn thì bạn cần nhờ tới sự hỗ trợ của bác sĩ nha khoa.
Viêm lợi và hiện tượng chảy máu chân răng. Viêm lợi không chỉ xuất hiện ở người cao tuổi, nó còn “quấy rầy” nhiều lứa tuổi khác. Ngoài viêm lợi, bệnh nướu răng cũng khá phổ biến. Đây là tình trạng viêm của mô mềm (nướu) và tiêu bất thường ổ xương bao quanh và nâng đỡ răng. Độc tố được tiết ra từ vi khuẩn trong có mảng bám là thủ phạm chính gây bệnh. Mảng bám này được hình thành từ hỗn hợp thức ăn, nước bọt và vi khuẩn.
Các triệu chứng sớm của bệnh nướu bao gồm chảy máu nướu không đau. Nếu thấy đau, rất có thể bệnh đã tiến triển đến mức mất xương vùng xung quanh răng, dẫn đến sự hình thành túi nướu. Vi khuẩn trong các túi nướu gây nhiễm trùng, sưng, đau, và phá hủy xương, răng trên diện rộng. Thậm chí nó có thể gây mất răng. Song khoảng 90% các vấn đề về nướu dễ dàng được ngăn ngừa bằng việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
Hôi miệng. Có rất nhiều nguyên nhân gây hôi miệng. Trong đó một số nguyên nhân thường gặp như: sâu răng, viêm lợi, viêm họng, viêm mũi họng, viêm amidan, viêm dạ dày, viêm thực quản, đánh răng không kỹ để thức ăn tồn đọng ở kẽ răng. Bạn có thể chống hôi miệng bằng cách thường xuyên đánh răng, lưỡi. Súc miệng sau mỗi bữa ăn.
Vết rộp trên lưỡi. Những vết phồng dễ gây cảm giác khó chịu cho người bệnh nhưng sẽ nhanh chóng tự mất sau một vài ngày. Nguyên nhân gây bệnh cho đến nay vẫn là một trong những điều bí ẩn ở cơ thể người. Rất có thể nó được hình thành khi cơ thể tương tác với một loại thực phẩm nào đó không phù hợp hoặc do bạn cắn vào lưỡi để lại những đốm sưng nhỏ.