Con số thống kê cho thấy tỷ lệ mắc ung thư lưỡi ở nam giới có xu hướng cao hơn phụ nữ. Đặc biệt, nguy cơ mắc ung thư lưỡi cao nhất ở những đấng mày râu trên 40 tuổi.
Khi mới khởi phát, người bệnh thường khó cảm nhận sự khác biệt của cơ thể bởi các triệu chứng của nó rất ít và dễ bị xem thường.
Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo mọi người không nên bỏ qua những dấu hiệu dưới đây nhằm phát hiện bệnh sớm, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị.
Xuất hiện các niêm mạc trắng: trên bề mặt lưỡi có những mảng màu trắng hoặc đỏ tươi khác biệt. Các mảng này có thể nằm bất kỳ vị trí nào của lưỡi, có diện tích ngày càng rộng và bám chắc vào bề mặt lưỡi.
Chảy máu lưỡi không rõ lý do: các niêm mạc trắng thường có xu hướng mềm hơn bề mặt lưỡi và dễ dàng bị chảy máu. Nguyên nhân của sự xuất huyết này là do bề mặt các niêm mạc thường rất mỏng, khi bệnh nhân nhai, nuốt sẽ tạo ra một lực đủ mạnh làm vỡ chúng. Đây được xem là triệu chứng quan trọng nhất cảnh báo bạn về căn bệnh ác tính.Cảm giác đau đớn khi nhai, nuốt: người bệnh có cảm giác như có dị vật hoặc xương cá cắm vào lưỡi, rất khó chịu nhưng qua đi nhanh.
Xuất hiện vết loét nhỏ: triệu chứng này đôi khi được đánh đồng với những vết thương nhỏ do răng cắn phải lưỡi. Tuy nhiên, khác với vết thương do người bệnh tự gây ra, các vết loét này thường không có dấu hiệu lành lại.
Đau họng trong thời gian dài: khi xuất hiện triệu chứng này cũng đồng nghĩa ung thư lưỡi đã phát triển khá trầm trọng. Bệnh nhân bị đau họng; nếu sử dụng các loại thuốc đặc trị cũng khó có thể thuyên giảm.
Cảm giác tê lưỡi, đau tai, thay đổi giọng nói bất thường, lưỡi cứng, hôi miệng cũng là những triệu chứng không nên bỏ qua.
Giảm cân không rõ lý do, xuất hiện các khối u nhỏ gần phía cổ họng cũng là các triệu chứng của ung thư lưỡi.
Một khi phát hiện những triệu chứng bất thường trên, bạn nên tham vấn ý kiến của bác sĩ. Bởi lẽ, nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời, ung thư lưỡi có thể tác động xấu lên các bộ phận khác như nướu răng, hàm và cổ họng.
Tùy thuộc vào kích thước khối u trên lưỡi, các chuyên gia có thể lựa chọn phương pháp phẫu thuật, hóa trị hay xạ trị.
Con số thống kê cho thấy tỷ lệ mắc ung thư lưỡi ở nam giới có xu hướng cao hơn phụ nữ. Đặc biệt, nguy cơ mắc ung thư lưỡi cao nhất ở những đấng mày râu trên 40 tuổi.
Khi mới khởi phát, người bệnh thường khó cảm nhận sự khác biệt của cơ thể bởi các triệu chứng của nó rất ít và dễ bị xem thường.
Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo mọi người không nên bỏ qua những dấu hiệu dưới đây nhằm phát hiện bệnh sớm, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị.
Xuất hiện các niêm mạc trắng: trên bề mặt lưỡi có những mảng màu trắng hoặc đỏ tươi khác biệt. Các mảng này có thể nằm bất kỳ vị trí nào của lưỡi, có diện tích ngày càng rộng và bám chắc vào bề mặt lưỡi.
Chảy máu lưỡi không rõ lý do: các niêm mạc trắng thường có xu hướng mềm hơn bề mặt lưỡi và dễ dàng bị chảy máu. Nguyên nhân của sự xuất huyết này là do bề mặt các niêm mạc thường rất mỏng, khi bệnh nhân nhai, nuốt sẽ tạo ra một lực đủ mạnh làm vỡ chúng. Đây được xem là triệu chứng quan trọng nhất cảnh báo bạn về căn bệnh ác tính.
Cảm giác đau đớn khi nhai, nuốt: người bệnh có cảm giác như có dị vật hoặc xương cá cắm vào lưỡi, rất khó chịu nhưng qua đi nhanh.
Xuất hiện vết loét nhỏ: triệu chứng này đôi khi được đánh đồng với những vết thương nhỏ do răng cắn phải lưỡi. Tuy nhiên, khác với vết thương do người bệnh tự gây ra, các vết loét này thường không có dấu hiệu lành lại.
Đau họng trong thời gian dài: khi xuất hiện triệu chứng này cũng đồng nghĩa ung thư lưỡi đã phát triển khá trầm trọng. Bệnh nhân bị đau họng; nếu sử dụng các loại thuốc đặc trị cũng khó có thể thuyên giảm.
Cảm giác tê lưỡi, đau tai, thay đổi giọng nói bất thường, lưỡi cứng, hôi miệng cũng là những triệu chứng không nên bỏ qua.
Giảm cân không rõ lý do, xuất hiện các khối u nhỏ gần phía cổ họng cũng là các triệu chứng của ung thư lưỡi.
Một khi phát hiện những triệu chứng bất thường trên, bạn nên tham vấn ý kiến của bác sĩ. Bởi lẽ, nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời, ung thư lưỡi có thể tác động xấu lên các bộ phận khác như nướu răng, hàm và cổ họng.
Tùy thuộc vào kích thước khối u trên lưỡi, các chuyên gia có thể lựa chọn phương pháp phẫu thuật, hóa trị hay xạ trị.