Chiều dài của ngón hai ngón này được định hình trước khi sinh và nó có liên quan đến mức hormone giới tính của bé khi còn trong bụng mẹ. Trong khi đó, trẻ sơ sinh tiếp xúc với lượng nhỏ hormone sinh dục nam testosterone có xu hướng ngón trỏ dài hơn ngón đeo nhẫn.
Để có được nhận định trên, các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Warwick và Viện Nghiên cứu Ung thư (ICR) đã tiến hành phân tích và đánh giá về chiều dài ngón tay của 1.524 bệnh nhân ung thư tiền liệt tuyến và 3.044 người khỏe mạnh. Kết quả là, những người sở hữu chiều dài ngón trỏ và ngón đeo nhẫn bằng nhau có 19% nguy cơ mắc bệnh. Tỷ lệ này tương đương với những người có ngón trỏ ngắn hơn ngón đeo nhẫn. Trái lại, những người có ngón trỏ dài hơn ngón đeo nhẫn giảm được tới 33% nguy cơ mắc bệnh.Điều này đặc biệt rõ ràng ở những người dưới 60 tuổi. Cụ thể, họ có thể giảm tới 87% nguy cơ mắc bệnh.Các nhà nghiên cứu tin rằng việc tiếp xúc ít testosterone trước khi sinh giúp bảo vệ bé, chống lại sự bất thường ở tiền liệt tuyến về sau này. Hiện tượng trên rất có thể bắt nguồn ở gen HOXA và HOXD có chức năng quy định chiều dài của ngón tay cũng như sự phát triển của bộ phận sinh dục.Nói về nhận định trên, giáo sư Ros Eeles – người chịu trách nhiệm cao nhất về công trình nghiên cứu chia sẻ: "Phát hiện thú vị trên giúp chỉ ra đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh cao và khuyến cáo họ chú ý đến sức khỏe mình bằng cách thường xuyên thăm khám sức khỏe”.
Tuy nhiên, cánh mày râu cũng không cần lo lắng thái quá vì chiều dài ngón tay của họ không phải là “điềm” báo chắc chắn cho nguy cơ mắc bệnh. Bằng cách duy trì lối sống lành mạnh là bạn có thể có thể tăng cường được sức khỏe của mình.