Độ tuổi: ung thư tinh hoàn thường gặp nhất ở nam giới trong độ tuổi từ 20 đến 45. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa những nằm ngoài nhóm tuổi trên có thể “thoát” bệnh. Chính vì vậy để có thể phát hiện bệnh sớm, nam giới nên thực hiện tầm soát thường xuyên.Người có tinh hoàn ẩn: tinh hoàn ẩn là sự bất thường khi tinh hoàn không nằm trong bìu và còn dừng lại trên đường di chuyển của thời kỳ phôi thai. Tinh hoàn ẩn thường gặp ở các lứa tuổi: sơ sinh 3-5%, 3 tuổi 0,8%, đến 18 tuổi chỉ còn 0,25-0,1%. Khoảng 1/3 số người bệnh có tinh hoàn ẩn cả hai bên, còn lại thường gặp ở bên phải.Người có tinh hoàn ẩn đối diện với nguy cơ mắc ung thư khá cao. May mắn thay, mối nguy hiểm có thể được ngăn ngừa bằng cách phẫu thuật trước khi bé trai đến tuổi dậy thì. Tại thời điểm này, phẫu thuật không những giúp bé giảm nguy cơ mắc ung thư mà nó còn đóng vai trò quan trọng chữa bệnh vô sinh. Tuy nhiên, điều bất lợi là hiện tượng tinh hoàn ẩn thường diễn ra khi nam giới còn trẻ và nó khá khó phát hiện, thậm chí ngay cả khổ chủ cũng khó nhận thức được tình hình.Tiền sử gia đình: con số thống kê cho thấy, nam giới có người thân từng mắc ung thư tinh hoàn có nhiều nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn so với những người cùng độ tuổi.Sức khỏe cá nhân: những người đàn ông từng bị ung thư tinh hoàn một bên thì có nhiều khả năng sẽ mắc ung thư ở tinh hoàn còn lại. Người ta ước tính rằng trong số 100 người đàn ông bị ung thư tinh hoàn thì có hai người sẽ phát bệnh ở tinh hoàn còn lại.Chủng tộc: nam giới thuộc mọi chủng tộc đều có khả năng mắc ung thư tinh hoàn. Tuy nhiên, số liệu chỉ ra rằng những người đàn ông da trắng có nguy cơ mắc ung thư cao hơn so với da màu. Điều đặc biệt, những người da đen từng mắc ung thư tinh hoàn thì sẽ có nguy cơ tử vong cao so với đàn ông da trắng. Nó trở nên trầm trọng hơn nếu như tế bào ung thư đã di căn đến các hạch bạch huyết hoặc các bộ phận khác của cơ thể.
Virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV): người đàn ông nhiễm virus HIV có nguy cơ cao hơn so với những người khỏe mạnh.
Độ tuổi: ung thư tinh hoàn thường gặp nhất ở nam giới trong độ tuổi từ 20 đến 45. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa những nằm ngoài nhóm tuổi trên có thể “thoát” bệnh. Chính vì vậy để có thể phát hiện bệnh sớm, nam giới nên thực hiện tầm soát thường xuyên.
Người có tinh hoàn ẩn: tinh hoàn ẩn là sự bất thường khi tinh hoàn không nằm trong bìu và còn dừng lại trên đường di chuyển của thời kỳ phôi thai. Tinh hoàn ẩn thường gặp ở các lứa tuổi: sơ sinh 3-5%, 3 tuổi 0,8%, đến 18 tuổi chỉ còn 0,25-0,1%. Khoảng 1/3 số người bệnh có tinh hoàn ẩn cả hai bên, còn lại thường gặp ở bên phải.
Người có tinh hoàn ẩn đối diện với nguy cơ mắc ung thư khá cao. May mắn thay, mối nguy hiểm có thể được ngăn ngừa bằng cách phẫu thuật trước khi bé trai đến tuổi dậy thì. Tại thời điểm này, phẫu thuật không những giúp bé giảm nguy cơ mắc ung thư mà nó còn đóng vai trò quan trọng chữa bệnh vô sinh. Tuy nhiên, điều bất lợi là hiện tượng tinh hoàn ẩn thường diễn ra khi nam giới còn trẻ và nó khá khó phát hiện, thậm chí ngay cả khổ chủ cũng khó nhận thức được tình hình.
Tiền sử gia đình: con số thống kê cho thấy, nam giới có người thân từng mắc ung thư tinh hoàn có nhiều nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn so với những người cùng độ tuổi.
Sức khỏe cá nhân: những người đàn ông từng bị ung thư tinh hoàn một bên thì có nhiều khả năng sẽ mắc ung thư ở tinh hoàn còn lại. Người ta ước tính rằng trong số 100 người đàn ông bị ung thư tinh hoàn thì có hai người sẽ phát bệnh ở tinh hoàn còn lại.
Chủng tộc: nam giới thuộc mọi chủng tộc đều có khả năng mắc ung thư tinh hoàn. Tuy nhiên, số liệu chỉ ra rằng những người đàn ông da trắng có nguy cơ mắc ung thư cao hơn so với da màu. Điều đặc biệt, những người da đen từng mắc ung thư tinh hoàn thì sẽ có nguy cơ tử vong cao so với đàn ông da trắng. Nó trở nên trầm trọng hơn nếu như tế bào ung thư đã di căn đến các hạch bạch huyết hoặc các bộ phận khác của cơ thể.
Virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV): người đàn ông nhiễm virus HIV có nguy cơ cao hơn so với những người khỏe mạnh.