Nhiếp ảnh gia Faas là người gốc Đức, từng giành được 4 giải thưởng ảnh quan trọng, trong đó có 2 giải Pulitzer trong sự nghiệp nhiếp ảnh của mình. Trong ảnh là binh lính Sài Gòn chĩa súng vào 2 người đàn ông bị bắt vì bị tình nghi là du kích Việt Nam tại một đầm lầy cỏ dại thuộc đồng bằng Nam Bộ vào cuối tháng 8/1962. Ông Faas từng đảm nhiệm chức vụ trưởng phân xã ảnh của hãng tin AP tại Sài Gòn thời đó (bây giờ là thành phố Hồ Chí Minh ) vào lúc cuộc chiến tranh ở Việt Nam bước vào giai đoạn cao trào. Trong ảnh là một phi công Mỹ chạy nhanh ra khỏi máy bay trực thăng CH-21 Shawnee khi nó bị rơi gần ngôi làng ở Cà Mau ngày 11/12/1962. Trong ngày hôm đó, bộ đội Việt Nam đã bắn rơi 2 trực thăng quân sự của Mỹ trong một chiến dịch tấn công. Một phụ nữ Việt Nam bế, dắt hai con nhỏ chạy ra khỏi ngôi nhà bị binh sĩ Sài Gòn thiêu rụi vào tháng 7/1963. Binh sĩ Sài Gòn di chuyển qua cầu gỗ ở làng thuộc Cà Mau vào ngày
24/8/1963. Tại đây, khoảng 4.000 binh sĩ Sài Gòn đã thực hiện chiến dịch kéo dài 5 ngày để càn quét, tiêu diệt bộ đội Việt Nam. Người mẹ khóc thương con gái bị thương do súng máy từ trực thăng của quân đội Mỹ bắn trúng vào ngày 15/ 9/1963 tại Cà Mau. Binh sĩ Mỹ đã đổ bộ xuống Cà Mau từ trực thăng để tấn công một căn cứ được cho là của bộ đội Việt Nam.Binh sĩ Sài Gòn cưỡi voi băng qua một con sông ở khu vực Ba Đồn, cách biên giới Campuchia khoảng 20 dặm để truy tìm, tiêu diệt bộ đội Việt Nam vào tháng 6/1964. Một binh sĩ Sài Gòn dùng dao hăm dọa một người nông dân vì bị cáo buộc cung cấp thông tin sai về tình hình bộ đội Việt Nam ở một ngôi làng phía tây Sài Gòn hôm 9/1/1964. Tiểu đoàn lính dù của Mỹ đóng quân tại một cánh rừng cách Sài Gòn 40 dặm để thực hiện chiến dịch tấn công ban đêm nhằm vào bộ đội Việt Nam ngày 1/9/1964. Trực thăng Eagle Flight bay ở phía trên để yểm trợ cho quân đội Sài Gòn thực hiện chiến dịch tấn công bộ đội Việt Nam ở Long An tháng 12/1964. Máy bay Skyraider A-1 bay ở tầm thấp và dội bom xuống các vị trí được cho là nơi ẩn náu của bộ đội Việt Nam ngày 26/12/1964.
Nhiếp ảnh gia Faas là người gốc Đức, từng giành được 4 giải thưởng ảnh quan trọng, trong đó có 2 giải Pulitzer trong sự nghiệp nhiếp ảnh của mình. Trong ảnh là binh lính Sài Gòn chĩa súng vào 2 người đàn ông bị bắt vì bị tình nghi là du kích Việt Nam tại một đầm lầy cỏ dại thuộc đồng bằng Nam Bộ vào cuối tháng 8/1962.
Ông Faas từng đảm nhiệm chức vụ trưởng phân xã ảnh của hãng tin AP tại Sài Gòn thời đó (bây giờ là thành phố Hồ Chí Minh ) vào lúc cuộc chiến tranh ở Việt Nam bước vào giai đoạn cao trào. Trong ảnh là một phi công Mỹ chạy nhanh ra khỏi máy bay trực thăng CH-21 Shawnee khi nó bị rơi gần ngôi làng ở Cà Mau ngày 11/12/1962. Trong ngày hôm đó, bộ đội Việt Nam đã bắn rơi 2 trực thăng quân sự của Mỹ trong một chiến dịch tấn công.
Một phụ nữ Việt Nam bế, dắt hai con nhỏ chạy ra khỏi ngôi nhà bị binh sĩ Sài Gòn thiêu rụi vào tháng 7/1963.
Binh sĩ Sài Gòn di chuyển qua cầu gỗ ở làng thuộc Cà Mau vào ngày
24/8/1963. Tại đây, khoảng 4.000 binh sĩ Sài Gòn đã thực hiện chiến dịch kéo dài 5 ngày để càn quét, tiêu diệt bộ đội Việt Nam.
Người mẹ khóc thương con gái bị thương do súng máy từ trực thăng của quân đội Mỹ bắn trúng vào ngày 15/ 9/1963 tại Cà Mau. Binh sĩ Mỹ đã đổ bộ xuống Cà Mau từ trực thăng để tấn công một căn cứ được cho là của bộ đội Việt Nam.
Binh sĩ Sài Gòn cưỡi voi băng qua một con sông ở khu vực Ba Đồn, cách biên giới Campuchia khoảng 20 dặm để truy tìm, tiêu diệt bộ đội Việt Nam vào tháng 6/1964.
Một binh sĩ Sài Gòn dùng dao hăm dọa một người nông dân vì bị cáo buộc cung cấp thông tin sai về tình hình bộ đội Việt Nam ở một ngôi làng phía tây Sài Gòn hôm 9/1/1964.
Tiểu đoàn lính dù của Mỹ đóng quân tại một cánh rừng cách Sài Gòn 40 dặm để thực hiện chiến dịch tấn công ban đêm nhằm vào bộ đội Việt Nam ngày 1/9/1964.
Trực thăng Eagle Flight bay ở phía trên để yểm trợ cho quân đội Sài Gòn thực hiện chiến dịch tấn công bộ đội Việt Nam ở Long An tháng 12/1964.
Máy bay Skyraider A-1 bay ở tầm thấp và dội bom xuống các vị trí được cho là nơi ẩn náu của bộ đội Việt Nam ngày 26/12/1964.