Dịch sởi hoành hành 142 trẻ tử vong
Năm 2014 dịch sởi hoành hành ở nước ta khiến dư luận người dân hoang mang cực độ. Dịch sởi diễn biến từ tháng 12/2013 và đỉnh của dịch sởi vào tháng 4. Trong thời gian đó liên tiếp xuất hiện những ô dịch mới, hàng nghìn trẻ mắc sởi và liên tiếp trẻ tử vong.
Sau khi
dịch sởi được dập tắt tính đến ngày 1/5/2014 có 3.832 trường hợp mắc sởi xác định trong số 12.411 trường hợp sốt phát ban nghi sởi tại 61/63 tỉnh, thành phố, 25 trường hợp tử vong do sởi trong số 130 trường hợp nặng xin về và tử vong có liên quan đến sởi.
|
Nạn nhân dịch sởi. |
Ngày 30/5, Bộ Y tế công bố báo cáo tổng kết trong đó báo cáo này cũng công bố con số trường hợp mắc sởi xác định là 4.602 và số trường hợp sốt phát ban nghi sởi là 21.639, 142 người đã tử vong.
Phát hiện BV nhân bản hàng nghìn kết quả xét nghiệm
Vụ việc xảy ra tại Bệnh viện đa khoa Hoài Đức. Bệnh viện này bị phát hiện nhân bản xét nghiệm bằng cách lấy mẫu máu của người bệnh nhưng không xét nghiệm rồi bỏ đi; chỉ xét nghiệm 1 mẫu rồi in nhân bản kết quả trả cho nhiều người bệnh trong một thời gian dài vào năm 2014…
Kết quả điều tra của cơ quan chức năng từ tháng 7/2012 đến tháng 5/2013, khoa xét nghiệm BV đa khoa Hoài Đức cấp phát 2.237 phiếu xét nghiệm cho bệnh nhân, trong đó có 1.149 phiếu xét nghiệm huyết học trùng nhau.
Cụ thể gồm có 10 phiếu xét nghiệm mỗi phiếu có kết quả trùng với 3 người khác (30 phiếu xét nghiệm khống), 41 phiếu xét nghiệm có kết quả trùng với 2 người khác, 1.037 phiếu xét nghiệm mỗi phiếu có kết quả trùng với 1 người khác (1.037 phiếu xét nghiệm khống).
Các phiếu xét nghiệm trên đều xét nghiệm huyết học cho các bệnh nhân ngoại trú là những người có bảo hiểm y tế nhằm mục đích thanh toán lấy tiền BHYT chuyển về BV, sau đó chuyển về cho các khoa để sử dụng chung và các mục đích cá nhân.
|
Kết quả xét nghiệm bị nhân bản ở Hoài Đức |
Vụ tiêm nhầm vắc xin cho 31 sản phụ
Vụ
tiêm nhầm vắc xin cho sản phụ xảy ra tại xã Tương Giang, Từ Sơn, Bắc Ninh ngày 20/12. Theo đó, Trạm y tế xã Tương Giang tổ chức đợt tiêm phòng cho trẻ em và phụ nữ mang thai trên toàn xã theo lịch tiêm chủng mở rộng của Bộ Y tế.
Trong đợt tiêm này có hai loại vắc-xin AT (uốn ván) dành cho các thai phụ và vắc xin DPT phòng 3 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván tiêm cho trẻ em.
Tuy nhiên, trong quá trình tiêm chủng, y sỹ Nguyễn Quyết Thắng, Phó trạm trưởng Trạm y tế xã, cán bộ chuyên trách chương trình tiêm chủng, đã tiêm nhầm vắc xin cho sản phụ. Vắc xin DPT phòng 3 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván đã được tiêm nhầm cho 31 phụ nữ có thai từ 14 đến 32 tuần.
Nghiêm trọng hơn, toàn bộ quá trình tiêm diễn ra trong gần 4 giờ từ khoảng 7h30 cho đến hơn 11h, nhưng y sỹ Thắng không phát hiện ra sự nhầm lẫn. Chỉ đến khi việc tiêm chủng kết thúc, một y sỹ khác tên Loan trong khi dọn bàn tiêm đã phát hiện điều này qua vỏ lọ thuốc.
|
Quan chức y tế nước ta nhận hối lộ triệu đô |
Nghi án quan chức y tế nhận hối lộ triệu đô
Tháng 11/2014, báo chí nước ngoài phản ánh Công ty Bio-rad Laboratories Inc của Mỹ bị cáo buộc giả mạo chứng từ để che giấu các khoản thanh toán. Công ty này đã trả 7,5 triệu USD tiền hối lộ cho quan chức 3 quốc gia trong đó Việt Nam là 2,2 triệu USD để giành hợp đồng.
Đến nay, Bộ Y tế đã xác định được 52 đơn vị mua sản phẩm của Công ty Biorad Laboratorie, Mỹ. Tuy nhiên, tên của các đơn vị mua sản phẩm, công ty nhập khẩu vẫn chưa được công bố.
Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đề nghị Mỹ phối hợp điều tra thông tin nạn “hoa hồng” trong y tế nhưng sau gần 2 tháng nay vẫn chưa có kết quả.