Vợ Phó Công an mua nhà kiều nữ Hải Dương: Không hợp pháp!

Google News

(Kiến Thức) - Các luật sư cho rằng, việc mua bán nhà giữa kiều nữ N. với bà Đào Thị Tuyết, vợ Phó CA TP Hải Dương là không hợp pháp.

Như Kiến Thức đã đưa tin, liên tục trong thời gian gần đây, ông Phạm Ngọc C. (Trú tại phường Bình Hàn, TP Hải Dương), bố đẻ Phạm Thị Thanh N, kiều nữ trong vụ lùm xùm về việc dùng thuốc kích dục ép hàng loạt tài xế quan hệ tình dục đã nộp đơn tố cáo đến các cơ quan chức năng tỉnh Hải Dương về việc mua bán nhà giữa N. và gia đình bà Đào Thị Tuyết, vợ Phó CA Hải Dương.
Vo Pho Cong an mua nha kieu nu Hai Duong: Khong hop phap!
 Chuyện mua bán nhà đất lùm xùm khiến gia đình cho rằng, có thể đó là khởi sự của mọi tin đồn nhằm vào kiều nữ N.
Theo đơn tố cáo, ông Phạm Ngọc C. bố chị N cho rằng, tháng 6/2012 chị N. có viết giấy trao tặng nhà cho vợ chồng bố đẻ là ông Phạm Ngọc C. căn biệt thự 3 tầng tại số 4/286 đường Điện Biên Phủ và mảnh đất có diện tích 500 mét vuông đất. Tuy nhiên, ngày 26/11/2013, chị N lại bán căn nhà và 500 mét đất ấy cho gia đình bà Đào Thị Tuyết với giá 2,5 tỷ đồng. Việc mua bán này có giấy tờ chuyển nhượng viết tay của chị N. với bà Tuyết.
Ông Châu cho rằng, chị Ngọc bị loạn tâm thần (có giấy xác nhận bệnh viện tâm thần năm 2009) nên việc mua bán này không có hiệu lực. Hơn nữa, mảnh đất và căn nhà chị N. đã viết giấy trao tặng thì quyền sở hữu thuộc về ông Phạm Ngọc C. Trong khi đó, bà Đào Thị Tuyết cho rằng, các giấy tờ mua bán chị N. đều tự tay viết, bà cũng đã trả chị N 2,5 tỷ, khi mua bán bà Tuyết không hề biết chuyện trao tặng giữa chị N. và ông C. Căn nhà và mảnh đất ấy có giá hơn 4 tỷ nhưng bà Tuyết mua với giá 2,5 tỷ bởi không có sổ đỏ, lại là đất phi nông nghiệp...
Vo Pho Cong an mua nha kieu nu Hai Duong: Khong hop phap!-Hinh-2
Bệnh án loạn tâm thần của kiều nữ N. 
Loạn thần dẫn đến mất năng lực hành vi dân sự?
Trao đổi với Kiến Thức, LS Trần Viết Hưng, PGĐ Công ty Luật Trường Sa nhận định, trước hết cần xác minh xem, chị N. có bị loạn tâm thần dẫn đến mất năng lực hành vi dân sự hay không?
“Việc xác định chị N có bị tâm thần dẫn đến mất năng lực hành vi dân sự hay không thì phải xem xét rất kỹ theo trình tự quy định của pháp luật. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định.
Vo Pho Cong an mua nha kieu nu Hai Duong: Khong hop phap!-Hinh-3
 LS Trần Viết Hưng, PGĐ Công ty Luật Trường Sa.
Như vậy, chỉ có Tòa án mới có quyền tuyên bố một người nào đó mất năng lực hành vi dân sự và kể từ ngày Tòa án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân thì từ thời điểm đó, mọi giao dịch dân sự của người đó phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. Như vậy, ở đây ta phải xem xét kỹ bệnh án của bà N. tại bệnh viên có kết luận bà N. mắc bệnh tâm thân dẫn đến mất năng lực hành vi dân sự không? Gia đình có văn bản yêu cầu Tòa án tuyên bố bà N. mất năng lực hành vi dân sự chưa?”, Luật sư Hưng cho hay.
Tán thành với quan điểm của LS Hưng, Trưởng văn phòng luật sư Đức Thịnh, LS Nguyễn Hoàng Tiến cũng cho rằng: “Chị N. có giấy xác nhận của bệnh viện về bệnh loạn tâm thần, nhưng việc bệnh loạn tâm thần của chị N. đến mức nào thì chưa được làm rõ, vì không phải ai bị bệnh tâm thần cũng đồng nghĩa là mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi theo qui định của Bộ luật Dân sự”.
Hợp đồng mua bán nhà…vô hiệu hóa?
Nói về việc có hay không tính hợp pháp của việc trao tặng căn nhà và đất số 4/286 đường Điện Biên Phủ (Hải Dương) của chị N. với gia đình và việc chị N. bán đất, nhà ấy cho bà Đào Thị Tuyết, LS Trần Viết Hưng cho rằng, khi xác định một giao dịch bất động sản có hợp pháp hay không hợp pháp thì phải xác định trên các quy định của pháp luật.
“Tại điều 450 Bộ luật dân sự có quy định: Hợp đồng mua bán nhà ở phải được lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Như vậy, ở sự việc này, ta thấy việc bà N. mua mảnh đất này của ai? Việc giao dịch mua bán nhà đó của bà N có được thực hiện theo quy định của pháp luật không? Nếu bà N. không được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà thì bà N. cũng không thể chuyển nhượng được cho bà Tuyết. Qua phản ánh thì bà N. cũng chưa được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà do vậy việc bà N. bán nhà cho bà Tuyết là hoàn toàn không hợp pháp và do vậy, giao dịch giữa bàn N với bà Tuyết sẽ bị vô hiệu theo quy định của pháp luật”, Luật sư Hưng cho biết.
Vo Pho Cong an mua nha kieu nu Hai Duong: Khong hop phap!-Hinh-4
Giấy bán nhà do kiều nữ N. tự tay viết. 
Luật sư Nguyễn Hoàng Tiến nhận định, việc tặng cho bất động sản là quyền sử dụng đất và nhà ở trên đất phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực, người được tặng cho phải làm thủ tục sang tên tại cơ quan quản lý nhà đất ở địa phương và trên thực tế người được cho tặng phải được nhận tài sản và quản lý tài sản. Do vậy, việc tặng cho bố mẹ tài sản của chị N. đã đúng qui định của pháp luật về đất đai, nhà ở chưa? Đó là một câu hỏi lớn còn bỏ ngỏ.
“Hơn nữa, việc chị N. bán cho bà Đào Thị Tuyết nhà đất nói trên để bà Tuyết cho con gái ở với giá 2,5 tỷ chỉ bằng giấy viết tay của chị N, không có công chứng chứng thực là không đúng qui định của Bộ luật dân sự, Luật đất đai, luật nhà ở. Hợp đồng này bị vô hiệu theo qui định của Bộ luật Dân sự”, Luật sư Tiến cho biết.
Vo Pho Cong an mua nha kieu nu Hai Duong: Khong hop phap!-Hinh-5
 Luật sư Nguyễn Hoàng Tiến.
“Về vấn đề, đất phi nông nghiệp chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng lại có nhà ở trên đất thì có được bán không? Trước tiên là đất nông nghiệp thì phải có quyết định chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất ở thì mới được xây nhà ở. Nay đất này đã thành nhà ở rồi mà vẫn chưa có quyết định cho chuyển mục đích sử dụng đất thì không thể làm GCNQSD đất được, mà như vậy thì chỉ có thể mua bán viết tay với nhau, không có công chứng, chứng thực vào hợp đồng mua bán chuyển nhượng. Đây là một thực trạng về việc sử dụng đất ở Việt Nam mà pháp luật và thực tế quản lý đất đai chưa khắc phục được. Do vậy, người có tài sản thì vẫn bán, còn ai thích mua thì cứ mua, còn việc xác định chủ quyền theo qui định của pháp luật thì tính sau, chính điều này sẽ gây ra tranh chấp phức tạp cho các bên mua và bán”, LS Nguyễn Hoàng Tiến nhận định.
Kiến Thức sẽ tiếp tục cập nhật những thông tin liên quan đến vụ việc chấn động dư luận trên…
Hải Ninh

Bình luận(0)