Theo truyền thông Nhật Bản, Tokyo đang đẩy nhanh tốc độ hiện đại hóa lực lượng hải quân của mình trong nhưng năm trở lại gần đây khi các mối đe dọa từ Trung Quốc hay Triều Tiên ngày càng hiện hữu. Và trọng tâm của hành động này chính là việc Nhật Bản sẽ đưa vào trang bị trở lại các biên đội tác chiến tàu sân bay sau hơn 70 năm. Nguồn ảnh: JMS.Kể từ sau Thế chiến thứ 2 cho đến nay, Quân đội Nhật Bản nói chung và hải quân nói riêng luôn bị kìm kẹp bởi các hiệp ước giải trừ quân bị. Tuy nhiên, giờ đây chuyện đó chẳng còn quan trọng khi Nhật Bản đang chẳng thể tự bảo vệ nổi mình trước các mối đe dọa từ bên ngoài. Nguồn ảnh: Times.Sẽ chẳng quá đáng lắm khi Tokyo đưa ra các kế hoạch phòng vệ mở rộng tự cứu mình trước khi đợi người khác tới cứu. Và hải quân sẽ là trọng tâm trong kế hoạch này. Nhưng cần lưu ý là Lực lượng Phòng vệ Trên biển Nhật Bản đang sở hữu biên đội tàu chiến mạnh nhất nhì châu Á, vậy họ cần tới điều gì để củng cố sức mạnh trên biển của mình? Nguồn ảnh:Câu trả lời cho câu hỏi trên thực tế đã có từ nhiều năm trước, khi Nhật Bản bắt đầu đưa vào trang bị các tàu khu trục hạm mang trực thăng cách mà Tokyo gọi các tàu đổ bộ tấn công có kích thước như tàu sân bay của mình. Nguồn ảnh:Trong ảnh là hai lớp tàu khu trục hạm mang trực thăng của Nhật Bản là Izumo và Hyuga khi di chuyển với lớp tàu sân bay hạt nhân Nimitz của Mỹ, ở góc độ này thực sự khó chấp nhận rằng đây lại là các tàu khu trục hạm. Đó là chưa kể tới việc Nhật Bản sẽ trang bị các chiến đấu cơ F-35B cho các lớp tàu trên. Nguồn ảnh: Jeff Head.Với việc đưa các phi cơ F-35B lên trên tàu khu trục chở trực thăng Izumo hay Hyuga được xem là bước đi đầy khôn ngoan của Tokyo khi họ vừa đạt được ý đồ của mình, vừa tránh được sự công kích từ bên ngoài về nguy cơ phát động một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực. Nguồn ảnh: Asia.Xét về khía cạnh lý thuyết mà nói, các khu trục hạm chở trực thăng của Nhật kết hợp với các phi cơ F-35B sẽ trở thành một tàu sân bay đúng nghĩa. Vấn đề ở đây là câu chữ, Nhật không bao giờ thừa nhận Izumo hay Hyuga là tàu sân bay, mà chỉ coi chúng là "khu trục hạm mang trực thăng". Nguồn ảnh: Pinterest.Trung Quốc đã nhanh chóng phản bác lại luận điểm này của Tokyo, cho rằng việc Nhật Bản tăng cường các tàu khu trục mang trực thăng - thực chất là các tàu sân bay trá hình sẽ có thể lặp lại một trận Trân Châu Cảng trong thế kỷ 21. Nguồn ảnh: CNN.Trong khi đó, Nhật vẫn tiếp tục bám vào lập luận của mình về việc các mối đe dọa tới từ các nước láng giềng như Triều Tiên và Trung Quốc. Tokyo cũng khẳng định, Hiến Pháp của họ không cấm Nhật Bản sở hữu tàu sân bay, miễn là các tàu sân bay đó chỉ được coi là vũ khí phòng thủ. Nguồn ảnh: Gettyimg.Mối lo ngại của Nhật Bản với Trung Quốc là hoàn toàn có sơ sở, nhất là khi Bắc Kinh đang "nhận vơ" rất nhiều đảo và quần đảo xung quanh lãnh hải nước này là "một phần lãnh thổ" của Trung Quốc. Nhật Bản lo ngại rằng Senkaku/Điếu Ngư chưa phải là nơi cuối cùng xảy ra tranh chấp lãnh thổ giữa Tokyo và Bắc Kinh. Nguồn ảnh: Gettyimg.Đây cũng chính là lý do Tokyo muốn biến các khu trục hạm trực thăng của mình thành các tàu sân bay với khả năng đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của F-35B, qua đó có thể đảm bảo an ninh chiến lược cho khu vực biển đảo của họ. Nguồn ảnh: Gettyimg.Nước này cũng khẳng định rằng họ sẽ chỉ sử dụng các khu trục hạm có khả năng mang F-35B này vào mục đích phòng thủ trong tương lai. Tuy nhiên, nên lưu ý rằng Nhật Bản cũng đã sớm thông qua luật cho phép họ điều quân ra nước ngoài để hỗ trợ các nước đồng minh khi bị đe dọa. Nguồn ảnh: Dvids.
Mời độc giả xem Video: Sức mạnh kinh hoàng của lực lượng Phòng vệ Trên Biển Nhật Bản.
Theo truyền thông Nhật Bản, Tokyo đang đẩy nhanh tốc độ hiện đại hóa lực lượng hải quân của mình trong nhưng năm trở lại gần đây khi các mối đe dọa từ Trung Quốc hay Triều Tiên ngày càng hiện hữu. Và trọng tâm của hành động này chính là việc Nhật Bản sẽ đưa vào trang bị trở lại các biên đội tác chiến tàu sân bay sau hơn 70 năm. Nguồn ảnh: JMS.
Kể từ sau Thế chiến thứ 2 cho đến nay, Quân đội Nhật Bản nói chung và hải quân nói riêng luôn bị kìm kẹp bởi các hiệp ước giải trừ quân bị. Tuy nhiên, giờ đây chuyện đó chẳng còn quan trọng khi Nhật Bản đang chẳng thể tự bảo vệ nổi mình trước các mối đe dọa từ bên ngoài. Nguồn ảnh: Times.
Sẽ chẳng quá đáng lắm khi Tokyo đưa ra các kế hoạch phòng vệ mở rộng tự cứu mình trước khi đợi người khác tới cứu. Và hải quân sẽ là trọng tâm trong kế hoạch này. Nhưng cần lưu ý là Lực lượng Phòng vệ Trên biển Nhật Bản đang sở hữu biên đội tàu chiến mạnh nhất nhì châu Á, vậy họ cần tới điều gì để củng cố sức mạnh trên biển của mình? Nguồn ảnh:
Câu trả lời cho câu hỏi trên thực tế đã có từ nhiều năm trước, khi Nhật Bản bắt đầu đưa vào trang bị các tàu khu trục hạm mang trực thăng cách mà Tokyo gọi các tàu đổ bộ tấn công có kích thước như tàu sân bay của mình. Nguồn ảnh:
Trong ảnh là hai lớp tàu khu trục hạm mang trực thăng của Nhật Bản là Izumo và Hyuga khi di chuyển với lớp tàu sân bay hạt nhân Nimitz của Mỹ, ở góc độ này thực sự khó chấp nhận rằng đây lại là các tàu khu trục hạm. Đó là chưa kể tới việc Nhật Bản sẽ trang bị các chiến đấu cơ F-35B cho các lớp tàu trên. Nguồn ảnh: Jeff Head.
Với việc đưa các phi cơ F-35B lên trên tàu khu trục chở trực thăng Izumo hay Hyuga được xem là bước đi đầy khôn ngoan của Tokyo khi họ vừa đạt được ý đồ của mình, vừa tránh được sự công kích từ bên ngoài về nguy cơ phát động một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực. Nguồn ảnh: Asia.
Xét về khía cạnh lý thuyết mà nói, các khu trục hạm chở trực thăng của Nhật kết hợp với các phi cơ F-35B sẽ trở thành một tàu sân bay đúng nghĩa. Vấn đề ở đây là câu chữ, Nhật không bao giờ thừa nhận Izumo hay Hyuga là tàu sân bay, mà chỉ coi chúng là "khu trục hạm mang trực thăng". Nguồn ảnh: Pinterest.
Trung Quốc đã nhanh chóng phản bác lại luận điểm này của Tokyo, cho rằng việc Nhật Bản tăng cường các tàu khu trục mang trực thăng - thực chất là các tàu sân bay trá hình sẽ có thể lặp lại một trận Trân Châu Cảng trong thế kỷ 21. Nguồn ảnh: CNN.
Trong khi đó, Nhật vẫn tiếp tục bám vào lập luận của mình về việc các mối đe dọa tới từ các nước láng giềng như Triều Tiên và Trung Quốc. Tokyo cũng khẳng định, Hiến Pháp của họ không cấm Nhật Bản sở hữu tàu sân bay, miễn là các tàu sân bay đó chỉ được coi là vũ khí phòng thủ. Nguồn ảnh: Gettyimg.
Mối lo ngại của Nhật Bản với Trung Quốc là hoàn toàn có sơ sở, nhất là khi Bắc Kinh đang "nhận vơ" rất nhiều đảo và quần đảo xung quanh lãnh hải nước này là "một phần lãnh thổ" của Trung Quốc. Nhật Bản lo ngại rằng Senkaku/Điếu Ngư chưa phải là nơi cuối cùng xảy ra tranh chấp lãnh thổ giữa Tokyo và Bắc Kinh. Nguồn ảnh: Gettyimg.
Đây cũng chính là lý do Tokyo muốn biến các khu trục hạm trực thăng của mình thành các tàu sân bay với khả năng đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của F-35B, qua đó có thể đảm bảo an ninh chiến lược cho khu vực biển đảo của họ. Nguồn ảnh: Gettyimg.
Nước này cũng khẳng định rằng họ sẽ chỉ sử dụng các khu trục hạm có khả năng mang F-35B này vào mục đích phòng thủ trong tương lai. Tuy nhiên, nên lưu ý rằng Nhật Bản cũng đã sớm thông qua luật cho phép họ điều quân ra nước ngoài để hỗ trợ các nước đồng minh khi bị đe dọa. Nguồn ảnh: Dvids.
Mời độc giả xem Video: Sức mạnh kinh hoàng của lực lượng Phòng vệ Trên Biển Nhật Bản.